Từ tháng 5/2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho cộng đồng dân cư thôn, bản và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn và thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên được lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm này.
Cán bộ Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Chấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc, quản lý hiệu quả diện tích rừng được giao khoán bảo vệ.
Các thôn được lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm tiến hành tổ chức họp thôn lấy ý kiến đồng thuận của các hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng về thay đổi chủ thể nhận khoán BVR với UBND xã (trước đây giao khoán cho nhóm hộ); bầu ban quản lý rừng cộng đồng; hình thành các tổ BVR cộng đồng; xây dựng quy ước, hương ước; quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Thôn Nậm Chắn thành lập được 3 tổ BVR với 118 hộ tham gia; cộng đồng đề nghị được nhận khoán bảo vệ 825,74 ha rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất. Thôn Giàng Cài đã thành lập được 2 tổ BVR với 168 hộ tham gia, cộng đồng đề nghị được nhận khoán bảo vệ 787,77 ha rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất.
Ông Phùng Sinh Sương - Bí thư Chi bộ thôn Giàng Cài cho biết: "Qua thực hiện cho thấy việc giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư đã tạo cơ hội cho mọi người dân trong thôn được cùng tham gia BVR, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, nhất là sử dụng tiền BVR hiệu quả, công khai, minh bạch; từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng đối với việc BVR, giữ rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm hại đến rừng”.
Với diện tích rừng tự nhiên thực hiện khoán gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng là 16.500 ha trong tổng số 33.100 ha, từ hiệu quả thí điểm, công tác khoán BVR cho cộng đồng dân cư thôn, bản gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn đã được huyện Văn Chấn tích cực nhân rộng. Đến nay, đã thành lập 127 ban quản lý rừng cấp thôn, bản; mô hình khoán cho cộng đồng dân cư đã lan rộng ra cả những thôn, bản nhận khoán ngoài lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Xã Đồng Khê (Văn Chấn) có 617,5 ha diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với số tiền 340 triệu đồng. Hiện nay, tất cả thôn trong xã đều triển khai việc BVR theo cộng đồng dân cư. Mô hình BVR theo cộng đồng dân cư đã và đang phát huy hiệu quả, rừng được bảo vệ tốt hơn.
Cùng với đó, việc sử dụng nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường một cách hợp lý giúp nhiều thôn bản có thêm các công trình công cộng khang trang.
Ông Nguyễn Hữu Khoa - Bí thư Chi bộ thôn Văn Tứ, xã Đồng Khê cho biết: "Bắt đầu từ năm 2020, xã triển khai giao công tác BVR cho cộng đồng dân cư, tất cả các hộ dân trong thôn đều phải có trách nhiệm BVR, đi tuần theo kế hoạch cụ thể được phân công, nhờ đó mà rừng được bảo vệ tốt hơn, bởi ai cũng phải có trách nhiệm BVR, không như trước đây rừng chỉ giao cho 1 nhóm hộ bảo vệ. Cùng với đó, khi thôn được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, người đứng đầu thôn sẽ cùng mọi người thống nhất để sử dụng số tiền đó có hiệu quả”.
Ông Bùi Đức Cảnh - người dân thôn Văn Tứ cũng cho hay: "Từ ngày giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư, mọi người trong thôn ai cũng có trách nhiệm BVR, không có trường hợp tự ý lên rừng chặt cây lấy củi. Khi có tiền dịch vụ môi trường rừng, trưởng thôn đã sắm quân tư trang cho người dân để đi rừng, tuần tra hàng tháng, hàng tuần. Trước đây, việc huy động nhân dân đóng góp cho những công trình công cộng gặp nhiều khó khăn, từ khi có tiền dịch vụ môi trường rừng, bà con đồng tình, ủng hộ sử dụng số tiền đó cho mục đích công cộng”.
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đánh giá: "Bước đầu cho thấy, mô hình khoán có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả tích cực trong công tác BVR gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng như việc BVR được người dân thỏa thuận thực hiện, phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực, nhận thức, kiến thức, kỹ năng của người dân và cán bộ địa phương trong tổ chức BVR. Việc tuần tra rừng được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm về BVR được phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả ngay từ cơ sở. Việc thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng được công khai trong các buổi sinh hoạt và do cộng đồng quyết định, góp phần đảm bảo công bằng, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí”.
Từ thực tế cũng cho thấy, khi giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư thôn, bản, trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ là trưởng ban quản lý rừng cộng đồng, được UBND xã quyết định công nhận sẽ gắn được trách nhiệm của cấp ủy chi bộ, trưởng thôn, bản trong công tác quản lý, BVR, tập hợp, huy động và định hướng các hoạt động của cộng đồng theo hướng tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ngay từ cơ sở.
2725 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ tháng 5/2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho cộng đồng dân cư thôn, bản và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn và thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên được lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm này.Các thôn được lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm tiến hành tổ chức họp thôn lấy ý kiến đồng thuận của các hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng về thay đổi chủ thể nhận khoán BVR với UBND xã (trước đây giao khoán cho nhóm hộ); bầu ban quản lý rừng cộng đồng; hình thành các tổ BVR cộng đồng; xây dựng quy ước, hương ước; quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Thôn Nậm Chắn thành lập được 3 tổ BVR với 118 hộ tham gia; cộng đồng đề nghị được nhận khoán bảo vệ 825,74 ha rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất. Thôn Giàng Cài đã thành lập được 2 tổ BVR với 168 hộ tham gia, cộng đồng đề nghị được nhận khoán bảo vệ 787,77 ha rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất.
Ông Phùng Sinh Sương - Bí thư Chi bộ thôn Giàng Cài cho biết: "Qua thực hiện cho thấy việc giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư đã tạo cơ hội cho mọi người dân trong thôn được cùng tham gia BVR, chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, nhất là sử dụng tiền BVR hiệu quả, công khai, minh bạch; từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng đối với việc BVR, giữ rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm hại đến rừng”.
Với diện tích rừng tự nhiên thực hiện khoán gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng là 16.500 ha trong tổng số 33.100 ha, từ hiệu quả thí điểm, công tác khoán BVR cho cộng đồng dân cư thôn, bản gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn đã được huyện Văn Chấn tích cực nhân rộng. Đến nay, đã thành lập 127 ban quản lý rừng cấp thôn, bản; mô hình khoán cho cộng đồng dân cư đã lan rộng ra cả những thôn, bản nhận khoán ngoài lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Xã Đồng Khê (Văn Chấn) có 617,5 ha diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với số tiền 340 triệu đồng. Hiện nay, tất cả thôn trong xã đều triển khai việc BVR theo cộng đồng dân cư. Mô hình BVR theo cộng đồng dân cư đã và đang phát huy hiệu quả, rừng được bảo vệ tốt hơn.
Cùng với đó, việc sử dụng nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường một cách hợp lý giúp nhiều thôn bản có thêm các công trình công cộng khang trang.
Ông Nguyễn Hữu Khoa - Bí thư Chi bộ thôn Văn Tứ, xã Đồng Khê cho biết: "Bắt đầu từ năm 2020, xã triển khai giao công tác BVR cho cộng đồng dân cư, tất cả các hộ dân trong thôn đều phải có trách nhiệm BVR, đi tuần theo kế hoạch cụ thể được phân công, nhờ đó mà rừng được bảo vệ tốt hơn, bởi ai cũng phải có trách nhiệm BVR, không như trước đây rừng chỉ giao cho 1 nhóm hộ bảo vệ. Cùng với đó, khi thôn được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng, người đứng đầu thôn sẽ cùng mọi người thống nhất để sử dụng số tiền đó có hiệu quả”.
Ông Bùi Đức Cảnh - người dân thôn Văn Tứ cũng cho hay: "Từ ngày giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư, mọi người trong thôn ai cũng có trách nhiệm BVR, không có trường hợp tự ý lên rừng chặt cây lấy củi. Khi có tiền dịch vụ môi trường rừng, trưởng thôn đã sắm quân tư trang cho người dân để đi rừng, tuần tra hàng tháng, hàng tuần. Trước đây, việc huy động nhân dân đóng góp cho những công trình công cộng gặp nhiều khó khăn, từ khi có tiền dịch vụ môi trường rừng, bà con đồng tình, ủng hộ sử dụng số tiền đó cho mục đích công cộng”.
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đánh giá: "Bước đầu cho thấy, mô hình khoán có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả tích cực trong công tác BVR gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng như việc BVR được người dân thỏa thuận thực hiện, phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực, nhận thức, kiến thức, kỹ năng của người dân và cán bộ địa phương trong tổ chức BVR. Việc tuần tra rừng được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm về BVR được phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả ngay từ cơ sở. Việc thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng được công khai trong các buổi sinh hoạt và do cộng đồng quyết định, góp phần đảm bảo công bằng, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí”.
Từ thực tế cũng cho thấy, khi giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư thôn, bản, trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ là trưởng ban quản lý rừng cộng đồng, được UBND xã quyết định công nhận sẽ gắn được trách nhiệm của cấp ủy chi bộ, trưởng thôn, bản trong công tác quản lý, BVR, tập hợp, huy động và định hướng các hoạt động của cộng đồng theo hướng tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ngay từ cơ sở.