CTTĐT - Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp, huyện Trấn Yên đã và đang tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn và những hộ nuôi lợn thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng chống bệnh dịch nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng đối với các phương tiện đi qua vùng có ổ dịch ở xã Quy Mông
Thị trấn Cổ Phúc là địa phương mới nhất của huyện Trấn Yên phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi. Ngày 29/5 gia đình ông Trần Quốc Toản - Tổ dân phố 11 có 2 con lợn ốm chết. Qua lấy mẫu xét nghiệm đã kết luận dương tính với virut dịch tả lợn Châu Phi. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xác định mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các ngành chuyên môn của huyện Trấn Yên đã phối hợp với chính quyền thị trấn Cổ Phúc thành lập đoàn công tác triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 15 con của gia đình ông Toản. Ông Nguyễn Ngọc Bắc - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc cho biết: “Trước diễn biến mới nhất về dịch tả lợn châu Phi, chúng tôi đã và đang tiếp tục khoanh vùng dập dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc tại ổ dịch và các vùng uy hiếp, vùng đệm; thành lập chốt kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các tuyến đường ra vào khu vực tổ dân phố 11 để tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn ra vào ổ dịch, giám sát dịch bệnh các vùng lân cận để tránh lây lan”.
Đến nay tại xã Minh Quân đã có 14 hộ dân ở 4 thôn Đức Quân, Đồng Danh, Ngọn Ngòi, Liên Hiệp có lợn nhiệm virus dịch tả lợn Châu Phi, đã thực hiện hiện tiêu hủy 274 con lợn, với tổng trọng lượng gần 14 tấn. Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quân cho biết: “Cùng với tiêu hủy, khử trùng, xã tổ chức tuyên truyền tới mọi người dân để dân hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh mà không tiêu thụ, vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch. Huy động các lực lượng đến giúp gia đình, các hộ dân trong bán kính 3 km để rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng. Thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh ứng trực 24/24 giờ, chốt chặn toàn bộ phương tiện và người qua lại vào vùng dịch”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống dịch bệnh, song dịch bệnh diễn biến phức tạp và tiếp tục lan rộng tại xã Quy Mông. Đến nay, Xã Quy Mông có 6 trang trại và cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn của 5 hộ dân của 3 thôn Thịnh Hưng, Thịnh Lợi và Hợp Thành có lợn mắc dịch tả Châu Phi, đã thực hiện tiêu hủy 222 con, với tổng trọng lượng gần 8 tấn. Những ngày qua, địa phương đã phun thuốc tiêu độc khử trùng và mua vôi bột rắc tiêu độc khử trùng tại các khu chuồng trại, đường giao thông, nơi công cộng; lập các chốt kiểm dịch ở các cửa ngõ ra vào các xã.
Như vậy, đến thời điểm này trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có 3 địa phương là Minh Quân, Quy Mông và thị trấn Cổ Phúc phát hiện có dịch tả lợn Châu Phi. UBND huyện đã ra quyết định tiêu hủy 515 con lợn với tổng trọng lượng gần 23 tấn. Trước tình hình diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các đơn vị hữu quan, các xã, thị trấn tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Trọng tâm là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và nhân dân nhận thức đúng về bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Khi lợn có triệu chứng bị bệnh, phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở, nhất là nơi có nguy cơ cao, vùng giáp ranh, các xã đã xuất hiện ổ dịch nơi buôn bán, các chợ, cơ sở giết mổ, điểm tập kết, trung chuyển lợn; siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên địa bàn.
Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Bên cạnh các giải pháp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch, phun thuốc tiêu độc khử trùng thì chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền vận động các hộ dân tích cực chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vắcxin đối với các bệnh do virus, tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… theo dõi tình trạng sức khỏe, giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ lợn mắc bệnh”.
Hiện nay, huyện Trấn Yên đang tích cực huy động các đơn vị chuyên môn về các địa phương theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn, đặc biệt khu vực xảy ra dịch bệnh, thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi kịp thời hiệu quả. Kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trên địa bàn. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và xét nghiệm bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Cấp hỗ trợ đầy đủ thuốc sát trùng, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt khu vực xảy ra dịch hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.
1255 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp, huyện Trấn Yên đã và đang tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn và những hộ nuôi lợn thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng chống bệnh dịch nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.Thị trấn Cổ Phúc là địa phương mới nhất của huyện Trấn Yên phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi. Ngày 29/5 gia đình ông Trần Quốc Toản - Tổ dân phố 11 có 2 con lợn ốm chết. Qua lấy mẫu xét nghiệm đã kết luận dương tính với virut dịch tả lợn Châu Phi. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xác định mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các ngành chuyên môn của huyện Trấn Yên đã phối hợp với chính quyền thị trấn Cổ Phúc thành lập đoàn công tác triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 15 con của gia đình ông Toản. Ông Nguyễn Ngọc Bắc - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc cho biết: “Trước diễn biến mới nhất về dịch tả lợn châu Phi, chúng tôi đã và đang tiếp tục khoanh vùng dập dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc tại ổ dịch và các vùng uy hiếp, vùng đệm; thành lập chốt kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các tuyến đường ra vào khu vực tổ dân phố 11 để tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn ra vào ổ dịch, giám sát dịch bệnh các vùng lân cận để tránh lây lan”.
Đến nay tại xã Minh Quân đã có 14 hộ dân ở 4 thôn Đức Quân, Đồng Danh, Ngọn Ngòi, Liên Hiệp có lợn nhiệm virus dịch tả lợn Châu Phi, đã thực hiện hiện tiêu hủy 274 con lợn, với tổng trọng lượng gần 14 tấn. Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quân cho biết: “Cùng với tiêu hủy, khử trùng, xã tổ chức tuyên truyền tới mọi người dân để dân hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh mà không tiêu thụ, vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch. Huy động các lực lượng đến giúp gia đình, các hộ dân trong bán kính 3 km để rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng. Thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh ứng trực 24/24 giờ, chốt chặn toàn bộ phương tiện và người qua lại vào vùng dịch”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống dịch bệnh, song dịch bệnh diễn biến phức tạp và tiếp tục lan rộng tại xã Quy Mông. Đến nay, Xã Quy Mông có 6 trang trại và cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn của 5 hộ dân của 3 thôn Thịnh Hưng, Thịnh Lợi và Hợp Thành có lợn mắc dịch tả Châu Phi, đã thực hiện tiêu hủy 222 con, với tổng trọng lượng gần 8 tấn. Những ngày qua, địa phương đã phun thuốc tiêu độc khử trùng và mua vôi bột rắc tiêu độc khử trùng tại các khu chuồng trại, đường giao thông, nơi công cộng; lập các chốt kiểm dịch ở các cửa ngõ ra vào các xã.
Như vậy, đến thời điểm này trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có 3 địa phương là Minh Quân, Quy Mông và thị trấn Cổ Phúc phát hiện có dịch tả lợn Châu Phi. UBND huyện đã ra quyết định tiêu hủy 515 con lợn với tổng trọng lượng gần 23 tấn. Trước tình hình diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các đơn vị hữu quan, các xã, thị trấn tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Trọng tâm là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và nhân dân nhận thức đúng về bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Khi lợn có triệu chứng bị bệnh, phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở, nhất là nơi có nguy cơ cao, vùng giáp ranh, các xã đã xuất hiện ổ dịch nơi buôn bán, các chợ, cơ sở giết mổ, điểm tập kết, trung chuyển lợn; siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên địa bàn.
Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Bên cạnh các giải pháp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch, phun thuốc tiêu độc khử trùng thì chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền vận động các hộ dân tích cực chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vắcxin đối với các bệnh do virus, tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… theo dõi tình trạng sức khỏe, giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ lợn mắc bệnh”.
Hiện nay, huyện Trấn Yên đang tích cực huy động các đơn vị chuyên môn về các địa phương theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn, đặc biệt khu vực xảy ra dịch bệnh, thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi kịp thời hiệu quả. Kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trên địa bàn. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và xét nghiệm bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Cấp hỗ trợ đầy đủ thuốc sát trùng, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt khu vực xảy ra dịch hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.