CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề.
Năm 2021, tỉnh phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo 18.000 người
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Công văn số 703/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo 18.000 người trong năm 2021
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề ở các cấp trình độ, đặc biệt là học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 24%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 44% trong năm 2021.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện tăng cường phối hợp với các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp kết hợp học văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Tổ chức hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trên địa bàn theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, ưu tiên đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Lựa chọn các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu người học, các ngành nghề đào tạo gắn với giải quyết việc làm đầu ra sau khi học nghề, gắn với nhu cầu phát triển của địa phương. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lý, sử dụng đúng quy định, có hiệu quả nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn.
1464 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề.UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Công văn số 703/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo 18.000 người trong năm 2021
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề ở các cấp trình độ, đặc biệt là học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 24%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 44% trong năm 2021.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện tăng cường phối hợp với các trường cao đẳng, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp kết hợp học văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Tổ chức hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trên địa bàn theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, ưu tiên đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Lựa chọn các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu người học, các ngành nghề đào tạo gắn với giải quyết việc làm đầu ra sau khi học nghề, gắn với nhu cầu phát triển của địa phương. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên cấp huyện để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lý, sử dụng đúng quy định, có hiệu quả nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn.