Những ngày đầu xuân mới, du khách thập phương đổ về Văn Yên không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của mùa xuân vùng Tây Bắc mà còn để tham dự lễ hội Đền Đông Cuông - ngôi đền Mẫu linh thiêng trong tâm thức khách hội đền gần xa.
Lễ hội đền Đông Cuông là điểm nhấn trong hành trình du xuân của khách thập phương. Ảnh Minh Huyền
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao quan Đại vương, húy là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi tạ thế, ngài lại linh ứng giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, Vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ.
Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Do vậy, lễ hội đền Đông Cuông bao giờ cũng mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão đầu năm.
Trâu dùng để tế lễ là trâu trắng được chọn kỹ từ nhiều tháng trước, được chủ tế dâng lên Thánh Mẫu, vừa báo ơn, vừa cầu năm mới thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân khỏe mạnh, làm ăn phát tài...
Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong ba lễ chính của hội đền Đông Cuông. Lễ rước tượng Mẫu sang sông và thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng.
Người dân địa phương và du khách thập phương tập trung trước cửa đền cùng tham gia lễ rước. Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa.
Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông thì các thầy cúng bắt đầu làm thủ tục tế lễ.
Sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu. Lúc này, du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.
Đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia rước Mẫu. Ảnh Quyết Thắng
Sau phần lễ là phần hội hết sức sôi động. Các hoạt động thi đấu thể thao, các chò trơi dân gian như: đua thuyền, kéo co, đẩy gậy, ném còn... Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian đã tạo cho ngày hội của nhân dân vùng thượng lưu sông Hồng sức sống mùa xuân mới.
Với tín ngưỡng thờ Mẫu và các anh hùng có công với đất nước, di tích lịch sử văn hoá lâu đời, lễ hội đền Đông Cuông trở thành một trong những lễ hội chính của chương trình Du lịch về nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai, là điểm du lịch văn hoá tâm linh lý tưởng dành cho du khách trong chuyến hành hương về nguồn trong mỗi dịp đầu xuân mới.
1862 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những ngày đầu xuân mới, du khách thập phương đổ về Văn Yên không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của mùa xuân vùng Tây Bắc mà còn để tham dự lễ hội Đền Đông Cuông - ngôi đền Mẫu linh thiêng trong tâm thức khách hội đền gần xa. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao quan Đại vương, húy là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi tạ thế, ngài lại linh ứng giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, Vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ.
Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Do vậy, lễ hội đền Đông Cuông bao giờ cũng mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão đầu năm.
Trâu dùng để tế lễ là trâu trắng được chọn kỹ từ nhiều tháng trước, được chủ tế dâng lên Thánh Mẫu, vừa báo ơn, vừa cầu năm mới thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân khỏe mạnh, làm ăn phát tài...
Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong ba lễ chính của hội đền Đông Cuông. Lễ rước tượng Mẫu sang sông và thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng.
Người dân địa phương và du khách thập phương tập trung trước cửa đền cùng tham gia lễ rước. Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa.
Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông thì các thầy cúng bắt đầu làm thủ tục tế lễ.
Sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu. Lúc này, du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.
Đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia rước Mẫu. Ảnh Quyết Thắng
Sau phần lễ là phần hội hết sức sôi động. Các hoạt động thi đấu thể thao, các chò trơi dân gian như: đua thuyền, kéo co, đẩy gậy, ném còn... Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian đã tạo cho ngày hội của nhân dân vùng thượng lưu sông Hồng sức sống mùa xuân mới.
Với tín ngưỡng thờ Mẫu và các anh hùng có công với đất nước, di tích lịch sử văn hoá lâu đời, lễ hội đền Đông Cuông trở thành một trong những lễ hội chính của chương trình Du lịch về nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai, là điểm du lịch văn hoá tâm linh lý tưởng dành cho du khách trong chuyến hành hương về nguồn trong mỗi dịp đầu xuân mới.