CTTĐT - Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên” được xây dựng và triển khai thực hiện bước đầu tại 5 xã là Mậu Đông, Đông Cuông, An Bình, Lâm Giang, Châu Quế Thượng của huyện Văn Yên bắt đầu từ niên vụ 2020 - 2021 đã giúp cho người dân vùng trồng sắn tránh được nhiều rủi ro cho đầu ra của củ sắn tươi, đảm bảo sản xuất bền vững, tăng cao thu nhập, đặc biệt là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”.
Nông dân Văn Yên thu hoạch sắn.
Gia đình ông Lê Thanh Nghị ở thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là 1 trong 23 hộ dân của địa phương tham gia vào dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho cây sắn và canh tác bền vững trên đất dốc”. Ông Nghị đã đưa các giống sắn mới BK và SA 21-12 vào trồng trên diện tích gần 3 ha đất đồi. Quá trình canh tác, gia đình ông đã tuân thủ đúng, đủ các bước sản xuất từ trồng, chăm sóc, bón phân, kết hợp sử dụng băng trồng cây cốt khí chống xói mòn. Nhờ vậy nên năng suất sắn củ tươi năm nay của gia đình ông Nghị đã đạt 47,5 tấn/ha, cao hơn 15-20 tấn so với năng suất giống sắn khác. Ông Lê Thanh Nghị, thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông cho biết: “Toàn bộ số sắn củ tươi thu hoạch được, gia đình chỉ việc nhổ lên và thuê xe chở về Nhà máy sắn Văn Yên để bán với giá ổn định là 2.300 đồng/1 kg. Với gần 3 ha sắn, năm 2020, gia đình tôi đã thu về trên 250 triệu đồng. Có nguồn thu và đầu ra ổn định, gia đình tôi cũng như người trồng sắn ở xã Đông Cuông đã yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiên đời sống gia đình".
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây sắn mang lại sau 1 năm tham gia vào dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Vụ sắn năm 2021, gia đình ông Nguyễn Trọng Đoan, thôn Trung Tâm, xã An Bình, huyện Văn Yên tiếp tục trồng 5 ha sắn kết hợp với các biện pháp canh tác bền vững. Trong sản xuất, gia đình ông Đoan đã tiền hành xếp băng cành sắn để chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như tăng năng suất sắn củ tươi. Mặt khác chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, chọn giống, xử lý thực bì và trồng hom sắn. Ông Đoan cho hay, hiện tai, toàn bộ 5 ha trồng sắn của gia đình ông Đoan đều sử dụng giống sắn mới và thực hiện các biện pháp canh tác bền vững.
Là đơn vị bao tiêu đầu ra cho sản phẩm sắn của huyện Văn Yên trong dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, Nhà máy sắn Văn Yên đã có chính sách liên kết ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với nhà máy và có chính sách hỗ cho các hộ sản xuất sắn như hỗ trợ người dân về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là đảm bảo đầu ra ổn định với giá cả ổn định cho người trồng sắn, không phụ thuộc nhiều vào thị trường, tình trạng canh tranh vùng nguyên liệu. Ông Nguyễn Huy Thông - Giám đốc Nhà máy sắn Văn Yên khẳng định: “Phát triển sản xuất theo chuỗi đối với cây sắn trên địa bàn huyện Văn Yên bước đầu đã đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và doanh nghiệp. Người trồng sắn không còn phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - nhà doanh nghiệp”.
Với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân một cách bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển liên kết bốn nhà, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất đối với người trồng sắn, đồng thời đảm bảo đầu ra ổn định, huyện Văn Yên đã xây dựng thành công Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn và canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên” tại 5 xã là An Bình, Mậu Đông, Đông Cuông, Lâm Giang và Châu Quế Thượng với các giống sắn mới BK và Sa21-12, kết hợp sử dụng băng trồng cây cốt khí chống xói mòn canh tác bền vững trên đất dốc có tổng diện tích 200 ha sắn. Bà Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên cho biết: “Ở những địa phương này, năng suất sắn củ tươi đạt 47,5 tấn/ha, cao hơn 15-20 tấn so với năng suất giống sắn khác. Cùng với đó là đã thành lập được 7 tổ hợp tác liên kết sản xuất sắn với đầu ra ổn định. Hiệu quả kinh tế mà dự án này mang lại cho người dân được thể hiện rõ đó là lợi nhuận đã tăng khoảng 40 triệu đồng/ha/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động".
Hình thành Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên đã và đang đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất sắn, canh tác bền vững, nâng cao năng suất chất lượng; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản suất và tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định bền vững. Nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
1699 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên” được xây dựng và triển khai thực hiện bước đầu tại 5 xã là Mậu Đông, Đông Cuông, An Bình, Lâm Giang, Châu Quế Thượng của huyện Văn Yên bắt đầu từ niên vụ 2020 - 2021 đã giúp cho người dân vùng trồng sắn tránh được nhiều rủi ro cho đầu ra của củ sắn tươi, đảm bảo sản xuất bền vững, tăng cao thu nhập, đặc biệt là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”.Gia đình ông Lê Thanh Nghị ở thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là 1 trong 23 hộ dân của địa phương tham gia vào dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho cây sắn và canh tác bền vững trên đất dốc”. Ông Nghị đã đưa các giống sắn mới BK và SA 21-12 vào trồng trên diện tích gần 3 ha đất đồi. Quá trình canh tác, gia đình ông đã tuân thủ đúng, đủ các bước sản xuất từ trồng, chăm sóc, bón phân, kết hợp sử dụng băng trồng cây cốt khí chống xói mòn. Nhờ vậy nên năng suất sắn củ tươi năm nay của gia đình ông Nghị đã đạt 47,5 tấn/ha, cao hơn 15-20 tấn so với năng suất giống sắn khác. Ông Lê Thanh Nghị, thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông cho biết: “Toàn bộ số sắn củ tươi thu hoạch được, gia đình chỉ việc nhổ lên và thuê xe chở về Nhà máy sắn Văn Yên để bán với giá ổn định là 2.300 đồng/1 kg. Với gần 3 ha sắn, năm 2020, gia đình tôi đã thu về trên 250 triệu đồng. Có nguồn thu và đầu ra ổn định, gia đình tôi cũng như người trồng sắn ở xã Đông Cuông đã yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiên đời sống gia đình".
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây sắn mang lại sau 1 năm tham gia vào dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Vụ sắn năm 2021, gia đình ông Nguyễn Trọng Đoan, thôn Trung Tâm, xã An Bình, huyện Văn Yên tiếp tục trồng 5 ha sắn kết hợp với các biện pháp canh tác bền vững. Trong sản xuất, gia đình ông Đoan đã tiền hành xếp băng cành sắn để chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như tăng năng suất sắn củ tươi. Mặt khác chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, chọn giống, xử lý thực bì và trồng hom sắn. Ông Đoan cho hay, hiện tai, toàn bộ 5 ha trồng sắn của gia đình ông Đoan đều sử dụng giống sắn mới và thực hiện các biện pháp canh tác bền vững.
Là đơn vị bao tiêu đầu ra cho sản phẩm sắn của huyện Văn Yên trong dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, Nhà máy sắn Văn Yên đã có chính sách liên kết ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với nhà máy và có chính sách hỗ cho các hộ sản xuất sắn như hỗ trợ người dân về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là đảm bảo đầu ra ổn định với giá cả ổn định cho người trồng sắn, không phụ thuộc nhiều vào thị trường, tình trạng canh tranh vùng nguyên liệu. Ông Nguyễn Huy Thông - Giám đốc Nhà máy sắn Văn Yên khẳng định: “Phát triển sản xuất theo chuỗi đối với cây sắn trên địa bàn huyện Văn Yên bước đầu đã đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và doanh nghiệp. Người trồng sắn không còn phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - nhà doanh nghiệp”.
Với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân một cách bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển liên kết bốn nhà, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất đối với người trồng sắn, đồng thời đảm bảo đầu ra ổn định, huyện Văn Yên đã xây dựng thành công Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn và canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên” tại 5 xã là An Bình, Mậu Đông, Đông Cuông, Lâm Giang và Châu Quế Thượng với các giống sắn mới BK và Sa21-12, kết hợp sử dụng băng trồng cây cốt khí chống xói mòn canh tác bền vững trên đất dốc có tổng diện tích 200 ha sắn. Bà Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên cho biết: “Ở những địa phương này, năng suất sắn củ tươi đạt 47,5 tấn/ha, cao hơn 15-20 tấn so với năng suất giống sắn khác. Cùng với đó là đã thành lập được 7 tổ hợp tác liên kết sản xuất sắn với đầu ra ổn định. Hiệu quả kinh tế mà dự án này mang lại cho người dân được thể hiện rõ đó là lợi nhuận đã tăng khoảng 40 triệu đồng/ha/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động".
Hình thành Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên đã và đang đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất sắn, canh tác bền vững, nâng cao năng suất chất lượng; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản suất và tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định bền vững. Nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.