Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 631/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Công điện nêu: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020; đến ngày 10/5/2021, đã có trên 1.660 ổ dịch xảy ra tại 1.622 xã, thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh trên 44.700 con, số chết và tiêu hủy trên 5.100 con. Dự báo trong thời gian tới dịch bệnh VDNC sẽ tiếp tục lây lan trên diện rộng, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi, mùa phát triển của các loại véc-tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng…).
Để công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh VDNC bảo đảm kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định của pháp luật về thú y và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh, thành phố; chú trọng những nội dung sau:
a- Đối với các địa phương đang có dịch bệnh VDNC cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài;
b- Tổ chức tốt việc tiêm vaccine, giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng… truyền bệnh;
c- Có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh VDNC bảo đảm kịp thời, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật;
d- Giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển trâu, bò;
đ- Kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC, bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò, không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch;
e- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống bệnh VDNC tại cơ sở.
2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương tập trung triển khai các nội dung sau:
a- Bố trí nguồn lực, sử dụng kinh phí đã được cấp để chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng;
b- Chỉ đạo, hướng dẫn việc nhập khẩu vaccine để phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương hoàn thiện việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho phép lưu hành các loại vaccine phòng bệnh VDNC theo quy định;
c- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương, nhất là nơi đang có dịch bệnh;
d- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu về dịch tễ của bệnh VDNC; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng bệnh VDNC trong nước;
đ- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh VDNC bảo đảm thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng cân đối ngân sách, đúng quy định của pháp luật;
e- Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC.
3- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
4- Bộ Tài chính: Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thú y và các văn bản pháp luật liên quan; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh VDNC bảo đảm thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng cân đối ngân sách, đúng quy định của pháp luật.
5- Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức nghiên cứu về dịch tễ của bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nghiên cứu, sản xuất vaccine VDNC.
6- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò từ nước ngoài vào Việt Nam./.
Được biết, bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.
|
915 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 631/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.Công điện nêu: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020; đến ngày 10/5/2021, đã có trên 1.660 ổ dịch xảy ra tại 1.622 xã, thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh trên 44.700 con, số chết và tiêu hủy trên 5.100 con. Dự báo trong thời gian tới dịch bệnh VDNC sẽ tiếp tục lây lan trên diện rộng, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi, mùa phát triển của các loại véc-tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng…).
Để công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh VDNC bảo đảm kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định của pháp luật về thú y và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh, thành phố; chú trọng những nội dung sau:
a- Đối với các địa phương đang có dịch bệnh VDNC cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài;
b- Tổ chức tốt việc tiêm vaccine, giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng… truyền bệnh;
c- Có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh VDNC bảo đảm kịp thời, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật;
d- Giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển trâu, bò;
đ- Kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC, bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò, không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch;
e- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống bệnh VDNC tại cơ sở.
2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương tập trung triển khai các nội dung sau:
a- Bố trí nguồn lực, sử dụng kinh phí đã được cấp để chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng;
b- Chỉ đạo, hướng dẫn việc nhập khẩu vaccine để phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương hoàn thiện việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho phép lưu hành các loại vaccine phòng bệnh VDNC theo quy định;
c- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương, nhất là nơi đang có dịch bệnh;
d- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu về dịch tễ của bệnh VDNC; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng bệnh VDNC trong nước;
đ- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh VDNC bảo đảm thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng cân đối ngân sách, đúng quy định của pháp luật;
e- Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC.
3- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
4- Bộ Tài chính: Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thú y và các văn bản pháp luật liên quan; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh VDNC bảo đảm thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng cân đối ngân sách, đúng quy định của pháp luật.
5- Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức nghiên cứu về dịch tễ của bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nghiên cứu, sản xuất vaccine VDNC.
6- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò từ nước ngoài vào Việt Nam./.
Được biết, bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.