Thảo luận và thống nhất các giải pháp để phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới là nội dung chính trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Công Thương với lãnh đạo tỉnh Yên Bái, tổ chức ngày 8/6/2021 tại trụ sở Bộ Công Thương.
Quang cảnh buổi làm việc
Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái tại buổi làm việc của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, Yên Bái luôn xác định ngành Công Thương là ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, thời gian qua, tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực, giải pháp để thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Điển hình, trong năm 2020, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành đạt kế hoạch đề ra, như: chỉ số sản xuất công nghiệp đạt trên 8,6%, gấp 1,8 lần năm 2015; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt gần 13.000 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 19.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đạt 170 triệu USD.
“Năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của tỉnh, song được sự quan tâm của lãnh đạo của tỉnh Yên Bái, Bộ Công Thương, sự đổi mới trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thương Yên Bái”- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định.
Phân tích sâu thêm, báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhìn nhận, những năm gần đây, ngành công nghiệp được cơ cấu lại, có lộ trình và bước đi phù hợp. Tỉnh cũng đẩy mạnh tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu, theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ứng dụng công nghệ cao.
Liên quan đến phát triển khu, cụm công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, tổng diện tích 628 ha. Đến hết năm 2020 thu hút được 71 dự án đầu tư (6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng vốn đầu tư đăng ký 14.050 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp đạt tới 62,11%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 12 cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch với tổng diện tích 548 ha.
Cùng đó hoạt động sản xuất chế biến nông lâm sản được tỉnh đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Đáng chú ý, trong khai thác, chế biến khoáng sản, những năm qua, tỉnh đã từng bước cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Chất lượng, chủng loại, giá trị sản phẩm được nâng cao.
Về những khó khăn trong phát triển kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn thẳng thắn cho rằng việc xã hội hóa nhất là đầu tư hạ tầng còn chậm; giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp, còn nhiều sản phẩm thô bán thành phẩm; quy mô hàng hóa xuất khẩu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, thị trường xuất khẩu hàng hóa chậm được mở rộng...
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
Thêm vào đó, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ; nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, thiếu thợ tay nghề cao, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới.... “Tỉnh Yên Bái đề nghị Bộ Công Thương gấp rút có những giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện tốt các nhiệm của ngành”- ông Trần Huy Tuấn nói.
Khẳng định Bộ Công Thương sẽ cùng sát cánh với sự phát triển của Yên Bái, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trong phát biểu tại buổi làm việc cho rằng, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến Quy hoạch tỉnh, trong đó xác định không gian, trọng tâm phát triển, danh mục các dự án ưu tiên bởi việc này sẽ quyết định việc phát triển của tỉnh trong vòng 5 năm tới.
“Đồng thời, bên cạnh việc phát huy những kết quả hiện có, Yên Bái cũng cần tập trung khai thác phát triển các thế mạnh khác của địa phương”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Để hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh phát triển trong giai đoạn tới, đại diện Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị, Yên Bái cần chú trọng đến khâu thu hút đầu tư, bởi “đây là giải pháp đột phá để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu”. Tỉnh cũng cần tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Yên Bái cần xem xét xây dựng các kho bãi, trung tâm logistics bởi tỉnh có lợi thế nằm trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…Từ góc độ chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị chức năng đã gợi mở nhiều hướng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời khai thác và phát huy các lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, so với mặt bằng chung của cả nước, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh còn khá khiêm tốn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 166,22 triệu USD và đứng thứ 52 cả nước về quy mô xuất khẩu; nhập khẩu đạt 100 triệu USD, đứng thứ 53. Cùng đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, rất ít các nhóm hàng có hàm lượng công nghệ, giá trị cao; khâu xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng dù nông sản là sản phẩm thế mạnh của tỉnh.
Liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, Cục sẵn sàng hỗ trợ tỉnh Yên Bái lựa chọn và xây dựng phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có tiềm năng xuất khẩu như chè Suối Giàng, quế Văn Yên, mật ong Mù Cang Chải…
“Cục sẽ phối hợp với Sở Công Thương tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối giao thương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành”- ông Vũ Bá Phú nói.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những nỗ lực của Yên Bái trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, sản xuất kinh doanh ngành Công Thương nói riêng tiếp tục phát triển khá, bảo đảm được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa khống chế dịch bệnh.
Về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Yên Bái, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng Yên Bái để từng bước tháo gỡ. Theo đó, trong công tác quy hoạch, Bộ trưởng đề nghị, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bảo đảm chất lượng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2035 phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch tổng thể Quốc gia, Quy hoạch Vùng và Quy hoạch ngành quốc gia. Trong đó, Bộ trưởng lưu ý, rà soát kỹ nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại.
Về công nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái phải gắn với các ngành công nghiệp nền tảng, chủ chốt như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến chế tạo... Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ đạo về những kiến nghị của địa phương được giải quyết như thế nào nhằm tập trung phát triển ngành công nghiệp có lợi thế trên địa bàn tỉnh như: năng lượng; khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản; công nghiệp chế biến…. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp quy mô lớn, các dự án khai thác chế biến sâu về khoáng sản, tạo giá trị gia tăng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị, tỉnh tập trung nguồn lực thực hiện tốt, hiệu quả các dự án điện theo quy hoạch được duyệt, triển khai các dự án điện sinh khối tại các khu công nghiệp theo quy hoạch, triển khai Chương trình cấp điện nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2025.
Về thương mại, Bộ trưởng đặc biệt yêu cầu tỉnh tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng phát triển thị trường nội địa 100 triệu dân. “Song song đó, nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Yên Bái cũng cần tập trung, ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng thương mại. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về các mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Theo Báo Công thương
5316 lượt xem
Thảo luận và thống nhất các giải pháp để phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới là nội dung chính trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Công Thương với lãnh đạo tỉnh Yên Bái, tổ chức ngày 8/6/2021 tại trụ sở Bộ Công Thương.Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái tại buổi làm việc của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, Yên Bái luôn xác định ngành Công Thương là ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, thời gian qua, tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực, giải pháp để thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Điển hình, trong năm 2020, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành đạt kế hoạch đề ra, như: chỉ số sản xuất công nghiệp đạt trên 8,6%, gấp 1,8 lần năm 2015; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt gần 13.000 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 19.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp đạt 170 triệu USD.
“Năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của tỉnh, song được sự quan tâm của lãnh đạo của tỉnh Yên Bái, Bộ Công Thương, sự đổi mới trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thương Yên Bái”- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định.
Phân tích sâu thêm, báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhìn nhận, những năm gần đây, ngành công nghiệp được cơ cấu lại, có lộ trình và bước đi phù hợp. Tỉnh cũng đẩy mạnh tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu, theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ứng dụng công nghệ cao.
Liên quan đến phát triển khu, cụm công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, tổng diện tích 628 ha. Đến hết năm 2020 thu hút được 71 dự án đầu tư (6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng vốn đầu tư đăng ký 14.050 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp đạt tới 62,11%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 12 cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch với tổng diện tích 548 ha.
Cùng đó hoạt động sản xuất chế biến nông lâm sản được tỉnh đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Đáng chú ý, trong khai thác, chế biến khoáng sản, những năm qua, tỉnh đã từng bước cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Chất lượng, chủng loại, giá trị sản phẩm được nâng cao.
Về những khó khăn trong phát triển kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn thẳng thắn cho rằng việc xã hội hóa nhất là đầu tư hạ tầng còn chậm; giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp, còn nhiều sản phẩm thô bán thành phẩm; quy mô hàng hóa xuất khẩu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, thị trường xuất khẩu hàng hóa chậm được mở rộng...
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
Thêm vào đó, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ; nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, thiếu thợ tay nghề cao, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới.... “Tỉnh Yên Bái đề nghị Bộ Công Thương gấp rút có những giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện tốt các nhiệm của ngành”- ông Trần Huy Tuấn nói.
Khẳng định Bộ Công Thương sẽ cùng sát cánh với sự phát triển của Yên Bái, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trong phát biểu tại buổi làm việc cho rằng, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến Quy hoạch tỉnh, trong đó xác định không gian, trọng tâm phát triển, danh mục các dự án ưu tiên bởi việc này sẽ quyết định việc phát triển của tỉnh trong vòng 5 năm tới.
“Đồng thời, bên cạnh việc phát huy những kết quả hiện có, Yên Bái cũng cần tập trung khai thác phát triển các thế mạnh khác của địa phương”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Để hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh phát triển trong giai đoạn tới, đại diện Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị, Yên Bái cần chú trọng đến khâu thu hút đầu tư, bởi “đây là giải pháp đột phá để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu”. Tỉnh cũng cần tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Yên Bái cần xem xét xây dựng các kho bãi, trung tâm logistics bởi tỉnh có lợi thế nằm trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…Từ góc độ chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị chức năng đã gợi mở nhiều hướng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời khai thác và phát huy các lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, so với mặt bằng chung của cả nước, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh còn khá khiêm tốn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 166,22 triệu USD và đứng thứ 52 cả nước về quy mô xuất khẩu; nhập khẩu đạt 100 triệu USD, đứng thứ 53. Cùng đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, rất ít các nhóm hàng có hàm lượng công nghệ, giá trị cao; khâu xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng dù nông sản là sản phẩm thế mạnh của tỉnh.
Liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, Cục sẵn sàng hỗ trợ tỉnh Yên Bái lựa chọn và xây dựng phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có tiềm năng xuất khẩu như chè Suối Giàng, quế Văn Yên, mật ong Mù Cang Chải…
“Cục sẽ phối hợp với Sở Công Thương tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối giao thương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành”- ông Vũ Bá Phú nói.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những nỗ lực của Yên Bái trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, sản xuất kinh doanh ngành Công Thương nói riêng tiếp tục phát triển khá, bảo đảm được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa khống chế dịch bệnh.
Về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Yên Bái, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng Yên Bái để từng bước tháo gỡ. Theo đó, trong công tác quy hoạch, Bộ trưởng đề nghị, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bảo đảm chất lượng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2035 phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch tổng thể Quốc gia, Quy hoạch Vùng và Quy hoạch ngành quốc gia. Trong đó, Bộ trưởng lưu ý, rà soát kỹ nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại.
Về công nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái phải gắn với các ngành công nghiệp nền tảng, chủ chốt như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến chế tạo... Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ đạo về những kiến nghị của địa phương được giải quyết như thế nào nhằm tập trung phát triển ngành công nghiệp có lợi thế trên địa bàn tỉnh như: năng lượng; khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản; công nghiệp chế biến…. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp quy mô lớn, các dự án khai thác chế biến sâu về khoáng sản, tạo giá trị gia tăng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị, tỉnh tập trung nguồn lực thực hiện tốt, hiệu quả các dự án điện theo quy hoạch được duyệt, triển khai các dự án điện sinh khối tại các khu công nghiệp theo quy hoạch, triển khai Chương trình cấp điện nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2025.
Về thương mại, Bộ trưởng đặc biệt yêu cầu tỉnh tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng phát triển thị trường nội địa 100 triệu dân. “Song song đó, nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Yên Bái cũng cần tập trung, ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng thương mại. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về các mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Theo Báo Công thương