CTTĐT - Sáng 24/6, UBND tỉnh Yên Bái đã làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về chương trình hợp tác phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì buổi làm việc.
Quang cảnh Hội nghị
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Yên Bái hiện có 56,66 ha trồng cây Mắc ca, trong đó có 51,66 ha trồng tập trung, 5 ha trồng xen canh với chè. Cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh chủ yếu mới trồng từ 1 đến 4 năm tuổi nên sản lượng thu hoạch chưa cao. UBND tỉnh đã giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện Đề tài khoa học “Thử nghiệm trồng cây Mắc ca tại các huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái” để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số loài cây Mắc ca với 2 phương thức là trồng thuần loài và trồng xen kẽ; triển khai tại 3 huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với diện tích 12 ha trong đó, 8 ha trồng thuần loài và 4 ha trồng xen chè, dự kiến đến đầu tháng 7/2021 sẽ tiến hành trồng.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã giới thiệu về nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây mắc ca. Đây là loại cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển thích hợp trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới. Cây Mắc ca đã được trồng tại nhiều tỉnh trong cả nước và đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tại các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La trồng khoảng năm thứ 3 ra bói, đến năm thứ 7-8 năm cho thu hoạch nhiều. Đặc biệt, cây này trồng xen trên diện tích chè, cà phê cho hiệu quả rất cao. Yên Bái là tỉnh có điều kiện, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây Mắc ca, đặc biệt là tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Vì vậy, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam mong muốn phát triển cây Mắc ca tại Yên Bái để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân và cam kết sẽ cung ứng giống, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho người dân.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự phù hợp của việc trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái; nghiên cứu để Hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội xây dựng mô hình trồng thuần tập trung, tạo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp thuộc Hiệp hội với bà con trồng cây Mắc ca tại Yên Bái.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhất trí với quan điểm trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái trên cơ sở lựa chọn giống cây phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả, chất lượng, phát triển theo chuỗi giá trị, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tiếp tục phối hợp hỗ trợ các nội dung phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái; phối hợp với các sở, ngành, địa phương khảo sát, xác định địa điểm, quy mô và diện tích trồng phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Mắc ca; trình cấp có thẩm quyền xem xét xác định diện tích trồng cây Mắc ca phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái. Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc các mô hình trồng thử nghiệm, mô hình hiện có trên địa bàn huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên. Giới thiệu các Công ty, Doanh nghiệp thành viên vào đầu tư xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các dòng Mắc ca phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu của tỉnh và các cơ sở sản xuất giống cây Mắc ca đảm bảo chất lượng. Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ sẽ đồng hành và tạo mọi điều kiện để Hiệp hội Mắc ca khảo nghiệm, khảo sát và phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện có liên quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc Ca theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với các xã, thị trấn thống kê, đánh giá kết quả sản xuất trồng Mắc ca của các tổ chức, hộ gia đình hiện có tại địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp đầu tư theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh, đảm bảo hiệu quả, tạo ra hình mẫu, làm nòng cốt trong phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam trong việc triển khai đưa cây Mắc ca vào trồng trên diện rộng tại tỉnh Yên Bái và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phát triển cây Mắc ca trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và một số định hướng trong thời gian tới (ảnh trên).
3235 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 24/6, UBND tỉnh Yên Bái đã làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về chương trình hợp tác phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì buổi làm việc.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Yên Bái hiện có 56,66 ha trồng cây Mắc ca, trong đó có 51,66 ha trồng tập trung, 5 ha trồng xen canh với chè. Cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh chủ yếu mới trồng từ 1 đến 4 năm tuổi nên sản lượng thu hoạch chưa cao. UBND tỉnh đã giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện Đề tài khoa học “Thử nghiệm trồng cây Mắc ca tại các huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái” để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số loài cây Mắc ca với 2 phương thức là trồng thuần loài và trồng xen kẽ; triển khai tại 3 huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với diện tích 12 ha trong đó, 8 ha trồng thuần loài và 4 ha trồng xen chè, dự kiến đến đầu tháng 7/2021 sẽ tiến hành trồng.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã giới thiệu về nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây mắc ca. Đây là loại cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển thích hợp trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới. Cây Mắc ca đã được trồng tại nhiều tỉnh trong cả nước và đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tại các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La trồng khoảng năm thứ 3 ra bói, đến năm thứ 7-8 năm cho thu hoạch nhiều. Đặc biệt, cây này trồng xen trên diện tích chè, cà phê cho hiệu quả rất cao. Yên Bái là tỉnh có điều kiện, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây Mắc ca, đặc biệt là tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Vì vậy, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam mong muốn phát triển cây Mắc ca tại Yên Bái để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân và cam kết sẽ cung ứng giống, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho người dân.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự phù hợp của việc trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái; nghiên cứu để Hiệp hội và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội xây dựng mô hình trồng thuần tập trung, tạo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp thuộc Hiệp hội với bà con trồng cây Mắc ca tại Yên Bái.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhất trí với quan điểm trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái trên cơ sở lựa chọn giống cây phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả, chất lượng, phát triển theo chuỗi giá trị, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tiếp tục phối hợp hỗ trợ các nội dung phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái; phối hợp với các sở, ngành, địa phương khảo sát, xác định địa điểm, quy mô và diện tích trồng phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Mắc ca; trình cấp có thẩm quyền xem xét xác định diện tích trồng cây Mắc ca phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái. Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc các mô hình trồng thử nghiệm, mô hình hiện có trên địa bàn huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên. Giới thiệu các Công ty, Doanh nghiệp thành viên vào đầu tư xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các dòng Mắc ca phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu của tỉnh và các cơ sở sản xuất giống cây Mắc ca đảm bảo chất lượng. Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ sẽ đồng hành và tạo mọi điều kiện để Hiệp hội Mắc ca khảo nghiệm, khảo sát và phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện có liên quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc Ca theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với các xã, thị trấn thống kê, đánh giá kết quả sản xuất trồng Mắc ca của các tổ chức, hộ gia đình hiện có tại địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp đầu tư theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh, đảm bảo hiệu quả, tạo ra hình mẫu, làm nòng cốt trong phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam trong việc triển khai đưa cây Mắc ca vào trồng trên diện rộng tại tỉnh Yên Bái và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phát triển cây Mắc ca trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển Mắc ca trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và một số định hướng trong thời gian tới (ảnh trên).