Trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng phát triển mạnh mẽ ngành nghề dịch vụ và đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xã hội hóa hoạt động thương mại, dịch vụ vừa góp phần bình ổn thị trường, đa dạng hóa hàng tiêu dùng, dịch vụ vừa đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước.
Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,62%; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 42,43% trong cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,5%. Đặc biệt, phát triển du lịch với dịch vụ du lịch rất khởi sắc, là một điểm sáng của khu vực dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú phát triển.
Chỉ trong 5 năm (2015 - 2020), Yên Bái đã thu hút 16 dự án đầu tư cho phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở lưu trú; trong đó, có 240 nhà nghỉ, khách sạn từ tiêu chuẩn đến 3 sao với trên 3.000 buồng và gần 5.000 giường và hàng trăm gia đình kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho thuê đáp ứng nhu cầu du khách.
Nhờ vậy, lượng khách du lịch đến với Yên Bái ngày một nhiều, doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng mạnh, đã và đang trở thành ngành kinh tế chủ lực. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10,3%, doanh thu từ du lịch tăng 19,6% năm, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Dịch vụ du lịch, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tính bền vững, hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, thương mại đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực vừa yếu, vừa thiếu, nhất là nhân lực chất lượng cao. Hoạt động dịch vụ có chuyển biến nhưng quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết, chất lượng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh thấp…
Để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương để phát triển dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Trước hết, phải cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao như: du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng, logistics… Phấn đấu tốc độ tăng trưởng toàn ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%.
Đến năm 2025, tỷ trọng trong GRDP đạt 46,5%; tỷ lệ lao động làm trong ngành dịch vụ chiếm 26%, lao động qua đào tạo đạt 32-35%. Trong đó, dịch vụ du lịch đón trên 1,5 triệu lượt khách (400.000 khách quốc tế), tăng trưởng bình quân 14,5%, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 12.500 lao động. Dịch vụ thương mại, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 30.000 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 500 triệu USD.
Dịch vụ logistics và vận tải, tổng sản lượng vận tải hàng hóa khoảng 287 triệu tấn/km, tốc độ tăng trưởng sản lượng vận tải hàng hóa đạt 8,4%; tổng sản lượng vận tải hành khách 910 triệu người/km, tốc độ tăng trưởng 8,5%. Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm phát triển mạnh, mức tăng trưởng tín dụng đạt 12 -14%/năm.
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình người dân đạt 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm, 12 bác sĩ/10.000 dân, 35 giường bệnh/10.000 dân, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ các loại vắc - xin đạt 98,5%, tỷ lệ xã, phường, thị trấn 90% đạt tiêu chí quốc gia về y tế…
Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển ngành dịch vụ thì Yên Bái cần thực hiện nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng ngành dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ và giải pháp cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực.
Đối với du lịch phát triển theo hướng xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, tạo nên hình ảnh, điểm đến đặc thù "Yên Bái - nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với thương hiệu là "điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”, gắn du lịch với phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi…
Lĩnh vực thương mại phát triển các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại. Đổi mới phương thức đầu tư, mô hình quản lý, xã hội hóa trong quản lý, mô hình quản lý. Thu hút đầu tư thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống. Thay đổi căn bản phương thức cung ứng hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp… Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động và người sử dụng lao động…
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo cơ chế tự chủ, phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ngoài công lập và dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải, liên kết vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Phát huy lợi thế vị trí địa lý, hạ tầng, mối liên kết vùng và đối tác hợp tác trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để thu hút ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao…
Tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để hỗ trợ cho các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
2128 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng phát triển mạnh mẽ ngành nghề dịch vụ và đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,62%; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 42,43% trong cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,5%. Đặc biệt, phát triển du lịch với dịch vụ du lịch rất khởi sắc, là một điểm sáng của khu vực dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú phát triển.
Chỉ trong 5 năm (2015 - 2020), Yên Bái đã thu hút 16 dự án đầu tư cho phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở lưu trú; trong đó, có 240 nhà nghỉ, khách sạn từ tiêu chuẩn đến 3 sao với trên 3.000 buồng và gần 5.000 giường và hàng trăm gia đình kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho thuê đáp ứng nhu cầu du khách.
Nhờ vậy, lượng khách du lịch đến với Yên Bái ngày một nhiều, doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch có bước tăng trưởng mạnh, đã và đang trở thành ngành kinh tế chủ lực. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10,3%, doanh thu từ du lịch tăng 19,6% năm, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Dịch vụ du lịch, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tính bền vững, hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, thương mại đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực vừa yếu, vừa thiếu, nhất là nhân lực chất lượng cao. Hoạt động dịch vụ có chuyển biến nhưng quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết, chất lượng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh thấp…
Để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương để phát triển dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Trước hết, phải cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao như: du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng, logistics… Phấn đấu tốc độ tăng trưởng toàn ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%.
Đến năm 2025, tỷ trọng trong GRDP đạt 46,5%; tỷ lệ lao động làm trong ngành dịch vụ chiếm 26%, lao động qua đào tạo đạt 32-35%. Trong đó, dịch vụ du lịch đón trên 1,5 triệu lượt khách (400.000 khách quốc tế), tăng trưởng bình quân 14,5%, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 12.500 lao động. Dịch vụ thương mại, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 30.000 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 500 triệu USD.
Dịch vụ logistics và vận tải, tổng sản lượng vận tải hàng hóa khoảng 287 triệu tấn/km, tốc độ tăng trưởng sản lượng vận tải hàng hóa đạt 8,4%; tổng sản lượng vận tải hành khách 910 triệu người/km, tốc độ tăng trưởng 8,5%. Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm phát triển mạnh, mức tăng trưởng tín dụng đạt 12 -14%/năm.
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình người dân đạt 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm, 12 bác sĩ/10.000 dân, 35 giường bệnh/10.000 dân, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ các loại vắc - xin đạt 98,5%, tỷ lệ xã, phường, thị trấn 90% đạt tiêu chí quốc gia về y tế…
Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển ngành dịch vụ thì Yên Bái cần thực hiện nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng ngành dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ và giải pháp cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực.
Đối với du lịch phát triển theo hướng xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, tạo nên hình ảnh, điểm đến đặc thù "Yên Bái - nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với thương hiệu là "điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”, gắn du lịch với phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi…
Lĩnh vực thương mại phát triển các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại. Đổi mới phương thức đầu tư, mô hình quản lý, xã hội hóa trong quản lý, mô hình quản lý. Thu hút đầu tư thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống. Thay đổi căn bản phương thức cung ứng hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp… Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động và người sử dụng lao động…
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo cơ chế tự chủ, phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ngoài công lập và dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải, liên kết vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Phát huy lợi thế vị trí địa lý, hạ tầng, mối liên kết vùng và đối tác hợp tác trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để thu hút ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao…
Tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để hỗ trợ cho các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.