CTTĐT - Ngày 6/7, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã ký Quyết định số 1345/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Với mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng vào năm 2030, tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tỉnh Yên Bái chỉ đạo Các ngành, các cấp quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tích cực hội nhập quốc tế, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực.
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế. Phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia chủ động, sáng tạo vào quá trình hội nhập. Khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Yên Bái đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
Tỉnh Yên Bái xác định hội nhập quốc tế phải được tiến hành trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Gắn kết chặt chẽ với quá trình xây dựng liên kết vùng và hội nhập sâu hơn với các tỉnh trong khu vực, với các vùng, miền trong nước và các địa phương nước ngoài. Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế phải đảm bảo yêu cầu độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh trật tự trên địa bàn, cảnh giác trước những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện “Diễn biến hòa bình”.
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, tỉnh Yên Bái đã đưa ra các định hướng và giải pháp hội nhập. Cụ thể, đối với hội nhập quốc tế, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm; Đẩy mạnh và đổi mới công tác thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư; Gia tăng mức độ liên kết giữa các vùng, miền; phát huy thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế. Đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực chính trị, lĩnh vực an ninh, quốc phòng, lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ...
1730 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 6/7, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã ký Quyết định số 1345/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái.Với mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng vào năm 2030, tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tỉnh Yên Bái chỉ đạo Các ngành, các cấp quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tích cực hội nhập quốc tế, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực.
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế. Phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia chủ động, sáng tạo vào quá trình hội nhập. Khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Yên Bái đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
Tỉnh Yên Bái xác định hội nhập quốc tế phải được tiến hành trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Gắn kết chặt chẽ với quá trình xây dựng liên kết vùng và hội nhập sâu hơn với các tỉnh trong khu vực, với các vùng, miền trong nước và các địa phương nước ngoài. Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế phải đảm bảo yêu cầu độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh trật tự trên địa bàn, cảnh giác trước những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện “Diễn biến hòa bình”.
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, tỉnh Yên Bái đã đưa ra các định hướng và giải pháp hội nhập. Cụ thể, đối với hội nhập quốc tế, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm; Đẩy mạnh và đổi mới công tác thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư; Gia tăng mức độ liên kết giữa các vùng, miền; phát huy thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế. Đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực chính trị, lĩnh vực an ninh, quốc phòng, lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ...