CTTĐT - Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên sau 1 năm trận lũ ông, lũ quét kinh hoàng đi qua với những mất mát, đau thương và muôn vàn khó khăn giờ đang từng ngày hồi sinh. Cuộc sống mới ở đây đã dần mang dáng dấp phố thị văn minh với những ngôi nhà san sát. Những mầm xanh đang vươn mình trở lại trên những lớp đất đá ngổn ngang sau lũ.
Bản Lùng hôm nay.
Đã qua 1 năm nhưng trận lũ kinh hoàng xảy ra ở Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên làm cho nhiều hộ dân vẫn chưa hết bàng hoàng khi chỉ trong chớp mắt nhà cửa, lợn gà, trâu bò, thóc lúa đã bị dòng lũ dữ cuốn trôi. Người dân nơi đây đã lâm vào cảnh trắng tay, không nhà, không tài sản, cả bản xơ xác, hoang tàn, đất đá ngổn ngang. Mưa lũ để lại nhiều tổn thất nặng nề cho xã Phong Dụ Thượng, 15 nhà ở bị lũa cuốn trôi và sập đổ hoàn toàn, 5 nhà bị hư hỏng nặng, 40 hộ bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi an toàn, 52 ha lúa, 10 ha ngô bị đất đá, cây que vùi lấp, 8 cầu dân sinh, ngầm tràn bị phá hủy, tổng thiệt hại ban đầu vào khoảng trên 17 tỷ đồng.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên, sự chung sức của cả cộng đồng, người dân vùng lũ đã được hỗ trợ về đất ở, kinh phí, ngày công để đồng bào làm lại nhà ở sau mưa lũ. Mặt khác giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đường giao thông, làm cầu tạm, di dời những tảng đá lớn trên các đồng ruộng để nhân dân có thể tái sản xuất ngay khi mưa lũ đi qua. Đến nay, 100% hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, nhà bị sặp đổ hoàn toàn, nhà nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đều đã có nơi ở ổn định, an toàn. Anh Lò Văn Năm, thôn Bản Lùng, xã phong Dụ Thượng cho biết: “Trận lũ hồi tháng 7/2018, nhà tôi bị cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, tưởng chừng như năm nay không có nhà để ở, những được sự quan tâm của Đảng, nhà nước Tết năm nay vợ chồng, con cái tôi đã được ở trong ngôi nhà khang trang, vững chắc và an toàn. Gia đình tôi đã yên tâm lao động, sản xuất.”
Sự giúp đỡ của Đảng, nhà nước, của cộng đồng, của các tổ chức cá nhân chính là động lực to lớn, thành đòn bẩy để người dân Bản Lùng nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi hộ dân ở Bản Lùng đã chủ động trong việc khôi phục lại sản xuất, sửa chữa, san gạt, thu dọn đất đá, cây que vùi lấp, làm lại từng thửa ruộng, từng nương ngô để có đất gieo trồng, canh tác. Ngay từ vụ Đông Xuân năm 2019, sau mưa lũ chừng 5 tháng, người dân Bản Lùng đã khôi phục và đưa vào sản xuất 15 ha lúa xuân, 18 ha ngô xuân, Anh Tráng A Nam, thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng cho biết: “Ruộng canh tác lúa của gia đình tôi bị đất đá vùi lấp vùi lấp, lúc đầu tôi rất hoang mang, không biết phải làm như thế nào để có thể sản xuất được. Được sự giúp đỡ, động viên của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương, tôi cùng vợ con đã thu dọn đất đá, cây que, khôi phục lại từng mảnh ruộng. Từ vụ xuân năm 2019, gia đình tôi đã thực hiện gieo cấy lúa để có thóc ăn.”
Chỉ sau một thời gian, bà con ở khu tái định cư Bản Lùng đã dần thích nghi, làm chủ môi trường mới, người dân nơi đây tự biết cách vươn lên, tìm kiếm những công việc mới, những phương thức làm ăn mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức làm ăn, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực để từng bước thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng chí Nguyễn Thượng Phi – Bí thư Đảng ủy xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cho biết: “Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của tỉnh, của huyện, sự chia sẻ của cả cộng đồng, 100% hộ dân của Bản Lùng đã có nhà to, đẹp, an toàn để ở. Người dân Bản Lùng đã tích cực khôi phục lại sản xuất. Những diện tích có thể khắc phục được thì người dân đã bắt tay vào gieo lúa, trồng ngô ngay từ vụ xuân năm 2019. Những diện tích không thể khắc phục để sản xuất được, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang canh tác các loại cây trồng phù hợp như sắn, vừng, đậu đỗ, trồng cỏ nuôi trâu bò theo hướng bán công nghiệp. Đến nay, ở Bản Lùng đã hình thành và phát triển một số mô hình mới như nuôi bò quy mô từ 10 con trở lên, mô hình nuôi vịt, nuôi lợn thương phẩm…”
Một năm sau bão lũ đi qua, vùng đất Bản Lùng đã “thay da đổi thịt”, từ một khu đất ngổn ngang, hoang tàn, đường sá lầy lội, giờ trở thành khu dân cư đông đúc, với những ngôi nhà mới khang trang, vững chắc, lợp tôn đỏ, tôn xanh ẩn hiện giữa núi rừng trùng điệp. Trên vùng đất lũ, những mầm xanh của lúa, của ngô, của rau màu đang vươn mình đón nắng mai trên những “cánh đồng đá” sau bão lũ hôm nào.
2022 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên sau 1 năm trận lũ ông, lũ quét kinh hoàng đi qua với những mất mát, đau thương và muôn vàn khó khăn giờ đang từng ngày hồi sinh. Cuộc sống mới ở đây đã dần mang dáng dấp phố thị văn minh với những ngôi nhà san sát. Những mầm xanh đang vươn mình trở lại trên những lớp đất đá ngổn ngang sau lũ. Đã qua 1 năm nhưng trận lũ kinh hoàng xảy ra ở Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên làm cho nhiều hộ dân vẫn chưa hết bàng hoàng khi chỉ trong chớp mắt nhà cửa, lợn gà, trâu bò, thóc lúa đã bị dòng lũ dữ cuốn trôi. Người dân nơi đây đã lâm vào cảnh trắng tay, không nhà, không tài sản, cả bản xơ xác, hoang tàn, đất đá ngổn ngang. Mưa lũ để lại nhiều tổn thất nặng nề cho xã Phong Dụ Thượng, 15 nhà ở bị lũa cuốn trôi và sập đổ hoàn toàn, 5 nhà bị hư hỏng nặng, 40 hộ bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi an toàn, 52 ha lúa, 10 ha ngô bị đất đá, cây que vùi lấp, 8 cầu dân sinh, ngầm tràn bị phá hủy, tổng thiệt hại ban đầu vào khoảng trên 17 tỷ đồng.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên, sự chung sức của cả cộng đồng, người dân vùng lũ đã được hỗ trợ về đất ở, kinh phí, ngày công để đồng bào làm lại nhà ở sau mưa lũ. Mặt khác giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đường giao thông, làm cầu tạm, di dời những tảng đá lớn trên các đồng ruộng để nhân dân có thể tái sản xuất ngay khi mưa lũ đi qua. Đến nay, 100% hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, nhà bị sặp đổ hoàn toàn, nhà nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đều đã có nơi ở ổn định, an toàn. Anh Lò Văn Năm, thôn Bản Lùng, xã phong Dụ Thượng cho biết: “Trận lũ hồi tháng 7/2018, nhà tôi bị cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, tưởng chừng như năm nay không có nhà để ở, những được sự quan tâm của Đảng, nhà nước Tết năm nay vợ chồng, con cái tôi đã được ở trong ngôi nhà khang trang, vững chắc và an toàn. Gia đình tôi đã yên tâm lao động, sản xuất.”
Sự giúp đỡ của Đảng, nhà nước, của cộng đồng, của các tổ chức cá nhân chính là động lực to lớn, thành đòn bẩy để người dân Bản Lùng nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi hộ dân ở Bản Lùng đã chủ động trong việc khôi phục lại sản xuất, sửa chữa, san gạt, thu dọn đất đá, cây que vùi lấp, làm lại từng thửa ruộng, từng nương ngô để có đất gieo trồng, canh tác. Ngay từ vụ Đông Xuân năm 2019, sau mưa lũ chừng 5 tháng, người dân Bản Lùng đã khôi phục và đưa vào sản xuất 15 ha lúa xuân, 18 ha ngô xuân, Anh Tráng A Nam, thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng cho biết: “Ruộng canh tác lúa của gia đình tôi bị đất đá vùi lấp vùi lấp, lúc đầu tôi rất hoang mang, không biết phải làm như thế nào để có thể sản xuất được. Được sự giúp đỡ, động viên của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương, tôi cùng vợ con đã thu dọn đất đá, cây que, khôi phục lại từng mảnh ruộng. Từ vụ xuân năm 2019, gia đình tôi đã thực hiện gieo cấy lúa để có thóc ăn.”
Chỉ sau một thời gian, bà con ở khu tái định cư Bản Lùng đã dần thích nghi, làm chủ môi trường mới, người dân nơi đây tự biết cách vươn lên, tìm kiếm những công việc mới, những phương thức làm ăn mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức làm ăn, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực để từng bước thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng chí Nguyễn Thượng Phi – Bí thư Đảng ủy xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cho biết: “Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của tỉnh, của huyện, sự chia sẻ của cả cộng đồng, 100% hộ dân của Bản Lùng đã có nhà to, đẹp, an toàn để ở. Người dân Bản Lùng đã tích cực khôi phục lại sản xuất. Những diện tích có thể khắc phục được thì người dân đã bắt tay vào gieo lúa, trồng ngô ngay từ vụ xuân năm 2019. Những diện tích không thể khắc phục để sản xuất được, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang canh tác các loại cây trồng phù hợp như sắn, vừng, đậu đỗ, trồng cỏ nuôi trâu bò theo hướng bán công nghiệp. Đến nay, ở Bản Lùng đã hình thành và phát triển một số mô hình mới như nuôi bò quy mô từ 10 con trở lên, mô hình nuôi vịt, nuôi lợn thương phẩm…”
Một năm sau bão lũ đi qua, vùng đất Bản Lùng đã “thay da đổi thịt”, từ một khu đất ngổn ngang, hoang tàn, đường sá lầy lội, giờ trở thành khu dân cư đông đúc, với những ngôi nhà mới khang trang, vững chắc, lợp tôn đỏ, tôn xanh ẩn hiện giữa núi rừng trùng điệp. Trên vùng đất lũ, những mầm xanh của lúa, của ngô, của rau màu đang vươn mình đón nắng mai trên những “cánh đồng đá” sau bão lũ hôm nào.