CTTĐT - Trong thời gian qua, nguồn ngân sách của địa phương tuy còn nhiều khó khăn song Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quan tâm đặc biệt, ưu tiên bố trí đầy đủ nguồn kinh phí, thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành kịp thời chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, góp phần thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tình trạng chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp chậm, chưa đúng quy định; trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, thẩm định chưa cao.
Người nghỉ hưu nhận lương hưu hàng tháng tại điểm bưu điện Văn hóa xã Bảo Hưng (Trấn Yên). Ảnh Minh Quang
Nhằm thực hiện tốt công tác thanh toán, chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, nhất là các chế độ chính sách mới ban hành đến từng đơn vị cơ sở, từng cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện chi trả kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng chính sách xã hội thuộc phạm vi quản lý. Đối với mỗi chính sách, chế độ, phải được giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tại các đơn vị cơ sở, không để xảy ra tình trạng nợ lương, phụ cấp và nợ chính sách của đối tượng, kịp thời phát hiện và xử lý nshiêm đối với các hành vi tiêu cực, chiếm dụng hoặc sử dụng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp sai quy định. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về những vi phạm liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách cho các đối tượng.
Các cơ quan có chức năng thẩm tra, thẩm định tăng cường và nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc thấm tra, thẩm định chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, bảo đảm việc chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp phải trên cơ sở được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, phê duyệt theo đúng chế độ quy định, trong đó:
Đối với chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức: giao cho Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ hàng năm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát đối tượng, điều kiện được hưởng, việc xếp lương, nâng bậc lương của tất các đối tượng thụ hưởng tiền lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí của ngân sách cấp mình theo đúng quy định. Trên cơ sở đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh tồn tại, sai phạm; đồng thời thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp biết để phối hợp theo dõi, giám sát.
Trường hợp tiền lương, phụ cấp sử dụng từ nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải có trách nhiệm báo cáo Sở Nội vụ để thẩm định về đối tượng, điều kiện được hưởng theo đúng chế độ quy định trước khi gửi Sở Tài chính thẩm tra việc tính toán chế độ, chính sách, dự toán và nguồn kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối với chính sách trợ cấp an sinh xã hội thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải có trách nhiệm chỉ đạo kịp thời rà soát, thẩm tra, phê duyệt đối tượng, điều kiện được hưởng của từng đối tượng theo đúng chế độ quy định. Danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách phải được Ủy ban nhân dân cấp huvện phê duyệt, bảo đảm có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định, đồng thời phải được thực hiện thông báo công khai làm cơ sở để theo dõi, giám sát và triển khai thực hiện chế độ.
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm bảo đảm kịp thời nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng; đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi để bảo đảm chi trả chế độ, chính sách được kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định.
Giao Sở Tài chính tổ chức theo dõi và thực hiện thông báo công khai theo định kỳ việc thực hiện chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội của các địa phương, đơn vị, kịp thời đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường họp chậm trễ, để xảy ra sai phạm.
Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời rà soát, báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí gửi Sở Tài chính và các cơ quan chức năng của tỉnh khi Nhà nước ban hành chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp mới; chủ động cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách huyện để chi trả kịp thời chế độ cho đối tượng. Trường hợp thiếu nguồn kinh phí chi trả thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính) để xem xét, giải quyết. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng đầu quý sau) về tình hình thực hiện chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1595 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, nguồn ngân sách của địa phương tuy còn nhiều khó khăn song Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quan tâm đặc biệt, ưu tiên bố trí đầy đủ nguồn kinh phí, thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành kịp thời chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, góp phần thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tình trạng chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp chậm, chưa đúng quy định; trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, thẩm định chưa cao.Nhằm thực hiện tốt công tác thanh toán, chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội, nhất là các chế độ chính sách mới ban hành đến từng đơn vị cơ sở, từng cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện chi trả kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng chính sách xã hội thuộc phạm vi quản lý. Đối với mỗi chính sách, chế độ, phải được giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tại các đơn vị cơ sở, không để xảy ra tình trạng nợ lương, phụ cấp và nợ chính sách của đối tượng, kịp thời phát hiện và xử lý nshiêm đối với các hành vi tiêu cực, chiếm dụng hoặc sử dụng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp sai quy định. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về những vi phạm liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách cho các đối tượng.
Các cơ quan có chức năng thẩm tra, thẩm định tăng cường và nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc thấm tra, thẩm định chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, bảo đảm việc chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp phải trên cơ sở được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, phê duyệt theo đúng chế độ quy định, trong đó:
Đối với chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức: giao cho Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ hàng năm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát đối tượng, điều kiện được hưởng, việc xếp lương, nâng bậc lương của tất các đối tượng thụ hưởng tiền lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí của ngân sách cấp mình theo đúng quy định. Trên cơ sở đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh tồn tại, sai phạm; đồng thời thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp biết để phối hợp theo dõi, giám sát.
Trường hợp tiền lương, phụ cấp sử dụng từ nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải có trách nhiệm báo cáo Sở Nội vụ để thẩm định về đối tượng, điều kiện được hưởng theo đúng chế độ quy định trước khi gửi Sở Tài chính thẩm tra việc tính toán chế độ, chính sách, dự toán và nguồn kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Đối với chính sách trợ cấp an sinh xã hội thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải có trách nhiệm chỉ đạo kịp thời rà soát, thẩm tra, phê duyệt đối tượng, điều kiện được hưởng của từng đối tượng theo đúng chế độ quy định. Danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách phải được Ủy ban nhân dân cấp huvện phê duyệt, bảo đảm có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định, đồng thời phải được thực hiện thông báo công khai làm cơ sở để theo dõi, giám sát và triển khai thực hiện chế độ.
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm bảo đảm kịp thời nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng; đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi để bảo đảm chi trả chế độ, chính sách được kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định.
Giao Sở Tài chính tổ chức theo dõi và thực hiện thông báo công khai theo định kỳ việc thực hiện chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội của các địa phương, đơn vị, kịp thời đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường họp chậm trễ, để xảy ra sai phạm.
Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời rà soát, báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí gửi Sở Tài chính và các cơ quan chức năng của tỉnh khi Nhà nước ban hành chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp mới; chủ động cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách huyện để chi trả kịp thời chế độ cho đối tượng. Trường hợp thiếu nguồn kinh phí chi trả thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính) để xem xét, giải quyết. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng đầu quý sau) về tình hình thực hiện chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.