CTTĐT - Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025 đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân từ 1-2%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt (theo giá so sánh 2010) đạt trên 3.530 tỷ đồng; tỷ trọng trồng trọt và dịch vụ đến năm 2025 chiếm từ 29 - 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 85 triệu đồng/ha (tăng 20 triệu đồng so với năm 2020).
Bưởi Đại Minh.
Ngành trồng trọt của tỉnh đặt mục tiêu chuyển đổi dần diện tích trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phục vụ du lịch. Ưu tiên hỗ trợ xây dựng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường khâu chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đề án cũng định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của tỉnh.
Cụ thể, đối với cây lúa: Rà soát diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả, chuyển đổi sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn (cây ăn quả, rau màu, ngô) và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao hiệu quả và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, với diện tích khoảng 19.000 - 21.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng 40.000 - 42.200 ha, sản lượng đạt trên 220.000 tấn thóc/năm. Trong đó sản lượng thóc hàng hóa chất lượng cao trên 50.000 tấn.
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại các vùng chuyên canh lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô trên 5.000 ha tập trung tại các cánh đồng lớn bằng việc sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần chọn lọc có chất lượng cao như Chiêm hương, Séng cù, J02, ĐS1 và một số giống Japonica trong sản xuất, hàng năm khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đạt trên 80%, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm ở những nơi có điều kiện.
Phát triển vùng lúa nếp Tú Lệ (giống Nếp tan đặc sản) tại xã Tú Lệ, Cao Phạ, Nậm Có với diện tích khoảng 300 ha, sản lượng 1.200 tấn. Sử dụng giống nguyên chủng, giống xác nhận để nâng cao chất lượng, độ đồng đều và năng suất lúa. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm lúa gạo hàng hóa của tỉnh như gạo Mường Lò, Bạch Hà, Chiêm hương Đại Phác... Diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...) hoặc được cấp mã số vùng trồng khoảng 1.000 ha.
Đối với cây ngô phấn đấu diện tích gieo trồng khoảng 26.000 ha. Cùng với đó là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và đầu tư thâm canh để tăng năng suất ngô bình quân đạt khoảng 40 tạ/ha, sản lượng đạt trên 101.000 tấn/năm. Sử dụng các giống ngô lai năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc để hạn chế xói mòn. Phát triển ngô sinh khối, nhất là trong vụ 3 và áp dụng công nghệ ủ chua để làm thức ăn cho đàn gia súc, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân và giải quyết vấn đề thiếu hụt thức ăn cho gia súc trong mùa Đông.
Tăng diện tích gieo trồng cây rau, đậu các loại lên khoảng 12.000 ha, sản lượng trên 130.000 tấn/năm. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao (sử dụng nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm), quy trình sản xuất an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng diện tích cây sắn diện tích khoảng 8.000 ha, sản lượng củ tươi đạt trên 160.000 tấn/năm, sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu đạt 20.000 tấn/năm. Xây dựng vùng chuyên canh sắn huyện Văn Yên với quy mô diện tích 3.500 - 4.000 ha. Đối với vùng chuyên canh sử dụng các giống có năng suất cao như KM94, KM9-3, SM937-26... Áp dụng quy trình thâm canh sắn bền vững trên đất dốc. Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột, giảm xuất khẩu sắn thô ra thị trường. Đưa sắn trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu lên 2.000 ha và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung tại các huyện Trấn Yên (1.500 ha), huyện Văn Yên (250 ha), huyện Văn Chấn (250 ha). Sản lượng kén tằm đạt trên 5.000 tấn. Chuyển đổi một phần đất ruộng kém hiệu quả, đất soi bãi, đất đồi thấp sang trồng dâu. Sử dụng các giống dâu lai có năng suất, chất lượng cao, đầu tư sửa chữa xây dựng các nhà nuôi tằm theo hướng chuyên nghiệp hóa. Xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị dâu tằm, thúc đẩy chuỗi liên kết trong chế biến và tiêu thụ tơ tằm, lụa.
Cơ cấu lại diện tích cây chè khoảng 7.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 65.000 tấn/năm, sản lượng chè khô đạt trên 13.000 tấn/năm. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng chè đen (giảm từ 85% xuống còn 65%), tăng tỷ trọng sản phẩm chè xanh (tăng từ 15% lên 35%). Sản lượng chè khô xuất khẩu đạt trên 10.000 tấn, sản lượng chè hữu cơ đạt trên 500 tấn/năm.
Cơ cấu lại các vùng sản xuất chè gắn với công nghiệp chế biến và lợi thế địa phương cụ thể như sau:
+ Xây dựng vùng chè thâm canh cao cung cấp nguyên liệu chế biến chè đen xuất khẩu với quy mô diện tích 2.500 - 3.000 ha, năng suất bình quân đạt trên 15 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi 38.000 - 45.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu sản xuất chè đen được quy hoạch gắn với các cơ sở chế biến tại các vùng trồng chè truyền thống tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư thâm canh cao, sử dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Hàng năm trồng mới và trồng lại 100 - 200 ha bằng giống chè lai LDP2 có năng suất cao có khả năng chịu hạn tốt.
Phát triển mở rộng diện tích chè Shan đặc sản, hữu cơ với diện tích 2.000 - 2.200 ha, sản lượng chè búp tươi 5.000 - 7.000 tấn/năm. Áp dụng quy trình trồng chè Shan cải tiến theo hướng hữu cơ với mật độ 6.000 - 6.500 cây/ha. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến chè Shan chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Cải tạo và phát triển diện tích vùng chè Shan trồng mật độ cao tại huyện Văn Chấn với quy mô diện tích 800 - 1.000 ha. Giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ trồng mới chè, trồng cải tạo bằng các giống chè Shan giâm cành mật độ 16.000 - 17.000 cây/ha. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để ổn định năng suất 7 - 8 tấn/ha/năm, sản lượng 4.000 tấn/năm sản phẩm chè đen chất lượng cao, chè xanh xuất khẩu.
Cơ cấu lại các vùng chè xanh chất lượng cao tại các huyện vùng thấp bằng các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên... với diện tích 1.500 - 2.000 ha, sản lượng trên 15.000 tấn/năm tại huyện Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái và một số xã vùng ngoài huyện Văn Chấn.
Đối với cây ăn quả, tăng diện tích sản xuất lên 10.000 ha, đạt sản lượng trên 65.000 tấn; diện tích tập trung, chuyên canh khoảng 7.850 ha, trong đó diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,...) hoặc được cấp mã số vùng trồng khoảng 1.500 ha. Chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy... Cơ cấu lại các vùng trồng cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả. Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết hình thành hợp tác xã, nhóm hộ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Về định hướng phát triển các nhóm sản phẩm theo vùng sản xuất:
Đối với cây ăn quả có múi: Mục tiêu đến năm 2025, ổn định về quy mô sản xuất với diện tích 5.500 ha, sản lượng đạt trên 30.000 tấn/năm, giá trị sản phẩm đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm. Phát triển cây ăn quả có múi tại các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn và một số xã của huyện Trấn Yên, Văn Yên quy mô diện tích 3.000 - 3.500 ha. Duy trì diện tích Cam sành Lục Yên khoảng 200 ha; sản lượng 2.000 tấn; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khoảng 100 ha.
Quản lý và duy trì chất lượng đối với vùng bưởi đặc sản Yên Bình, quy mô diện tích 1.200 - 1.300 ha bằng giống bưởi Đại Minh; sản lượng 15.000 tấn; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khoảng 500 ha; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất hữu cơ, sinh học.
Khôi phục một số sản phẩm cây ăn quả truyền thống và phát triển mới một số sản phẩm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng địa phương bao gồm: Vùng trồng nhãn truyền thống huyện Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ bằng phương pháp ghép cải tạo; hồng không hạt Lục Yên.
Nghiên cứu và xây dựng mới vùng trồng Na bằng các giống Na có năng suất, chất lượng và giá trị cao (giống Na Đài Loan, Thái Lan và giống Na dai) trên diện tích đất núi đá vôi tại huyện Lục Yên, Văn Chấn với diện tích 300 ha. Trồng mới giống hồng Fuji tại huyện Mù Cang Chải với diện tích 100 ha. Phát triển trồng chuối mô tại các địa bàn huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái với diện tích khoảng 1.000 ha.
Phát triển một số diện tích cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới tại các huyện vùng cao như Mận (350 ha), Lê (150 ha), Đào (150 ha) tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
1268 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025 đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân từ 1-2%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt (theo giá so sánh 2010) đạt trên 3.530 tỷ đồng; tỷ trọng trồng trọt và dịch vụ đến năm 2025 chiếm từ 29 - 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 85 triệu đồng/ha (tăng 20 triệu đồng so với năm 2020).Ngành trồng trọt của tỉnh đặt mục tiêu chuyển đổi dần diện tích trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phục vụ du lịch. Ưu tiên hỗ trợ xây dựng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường khâu chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đề án cũng định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của tỉnh.
Cụ thể, đối với cây lúa: Rà soát diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả, chuyển đổi sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn (cây ăn quả, rau màu, ngô) và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao hiệu quả và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, với diện tích khoảng 19.000 - 21.000 ha, diện tích gieo trồng khoảng 40.000 - 42.200 ha, sản lượng đạt trên 220.000 tấn thóc/năm. Trong đó sản lượng thóc hàng hóa chất lượng cao trên 50.000 tấn.
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại các vùng chuyên canh lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô trên 5.000 ha tập trung tại các cánh đồng lớn bằng việc sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần chọn lọc có chất lượng cao như Chiêm hương, Séng cù, J02, ĐS1 và một số giống Japonica trong sản xuất, hàng năm khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đạt trên 80%, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm ở những nơi có điều kiện.
Phát triển vùng lúa nếp Tú Lệ (giống Nếp tan đặc sản) tại xã Tú Lệ, Cao Phạ, Nậm Có với diện tích khoảng 300 ha, sản lượng 1.200 tấn. Sử dụng giống nguyên chủng, giống xác nhận để nâng cao chất lượng, độ đồng đều và năng suất lúa. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm lúa gạo hàng hóa của tỉnh như gạo Mường Lò, Bạch Hà, Chiêm hương Đại Phác... Diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...) hoặc được cấp mã số vùng trồng khoảng 1.000 ha.
Đối với cây ngô phấn đấu diện tích gieo trồng khoảng 26.000 ha. Cùng với đó là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và đầu tư thâm canh để tăng năng suất ngô bình quân đạt khoảng 40 tạ/ha, sản lượng đạt trên 101.000 tấn/năm. Sử dụng các giống ngô lai năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc để hạn chế xói mòn. Phát triển ngô sinh khối, nhất là trong vụ 3 và áp dụng công nghệ ủ chua để làm thức ăn cho đàn gia súc, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân và giải quyết vấn đề thiếu hụt thức ăn cho gia súc trong mùa Đông.
Tăng diện tích gieo trồng cây rau, đậu các loại lên khoảng 12.000 ha, sản lượng trên 130.000 tấn/năm. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao (sử dụng nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm), quy trình sản xuất an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng diện tích cây sắn diện tích khoảng 8.000 ha, sản lượng củ tươi đạt trên 160.000 tấn/năm, sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu đạt 20.000 tấn/năm. Xây dựng vùng chuyên canh sắn huyện Văn Yên với quy mô diện tích 3.500 - 4.000 ha. Đối với vùng chuyên canh sử dụng các giống có năng suất cao như KM94, KM9-3, SM937-26... Áp dụng quy trình thâm canh sắn bền vững trên đất dốc. Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột, giảm xuất khẩu sắn thô ra thị trường. Đưa sắn trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu lên 2.000 ha và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung tại các huyện Trấn Yên (1.500 ha), huyện Văn Yên (250 ha), huyện Văn Chấn (250 ha). Sản lượng kén tằm đạt trên 5.000 tấn. Chuyển đổi một phần đất ruộng kém hiệu quả, đất soi bãi, đất đồi thấp sang trồng dâu. Sử dụng các giống dâu lai có năng suất, chất lượng cao, đầu tư sửa chữa xây dựng các nhà nuôi tằm theo hướng chuyên nghiệp hóa. Xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị dâu tằm, thúc đẩy chuỗi liên kết trong chế biến và tiêu thụ tơ tằm, lụa.
Cơ cấu lại diện tích cây chè khoảng 7.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 65.000 tấn/năm, sản lượng chè khô đạt trên 13.000 tấn/năm. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng chè đen (giảm từ 85% xuống còn 65%), tăng tỷ trọng sản phẩm chè xanh (tăng từ 15% lên 35%). Sản lượng chè khô xuất khẩu đạt trên 10.000 tấn, sản lượng chè hữu cơ đạt trên 500 tấn/năm.
Cơ cấu lại các vùng sản xuất chè gắn với công nghiệp chế biến và lợi thế địa phương cụ thể như sau:
+ Xây dựng vùng chè thâm canh cao cung cấp nguyên liệu chế biến chè đen xuất khẩu với quy mô diện tích 2.500 - 3.000 ha, năng suất bình quân đạt trên 15 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi 38.000 - 45.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu sản xuất chè đen được quy hoạch gắn với các cơ sở chế biến tại các vùng trồng chè truyền thống tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư thâm canh cao, sử dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Hàng năm trồng mới và trồng lại 100 - 200 ha bằng giống chè lai LDP2 có năng suất cao có khả năng chịu hạn tốt.
Phát triển mở rộng diện tích chè Shan đặc sản, hữu cơ với diện tích 2.000 - 2.200 ha, sản lượng chè búp tươi 5.000 - 7.000 tấn/năm. Áp dụng quy trình trồng chè Shan cải tiến theo hướng hữu cơ với mật độ 6.000 - 6.500 cây/ha. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến chè Shan chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Cải tạo và phát triển diện tích vùng chè Shan trồng mật độ cao tại huyện Văn Chấn với quy mô diện tích 800 - 1.000 ha. Giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ trồng mới chè, trồng cải tạo bằng các giống chè Shan giâm cành mật độ 16.000 - 17.000 cây/ha. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để ổn định năng suất 7 - 8 tấn/ha/năm, sản lượng 4.000 tấn/năm sản phẩm chè đen chất lượng cao, chè xanh xuất khẩu.
Cơ cấu lại các vùng chè xanh chất lượng cao tại các huyện vùng thấp bằng các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên... với diện tích 1.500 - 2.000 ha, sản lượng trên 15.000 tấn/năm tại huyện Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái và một số xã vùng ngoài huyện Văn Chấn.
Đối với cây ăn quả, tăng diện tích sản xuất lên 10.000 ha, đạt sản lượng trên 65.000 tấn; diện tích tập trung, chuyên canh khoảng 7.850 ha, trong đó diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,...) hoặc được cấp mã số vùng trồng khoảng 1.500 ha. Chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy... Cơ cấu lại các vùng trồng cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả. Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết hình thành hợp tác xã, nhóm hộ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Về định hướng phát triển các nhóm sản phẩm theo vùng sản xuất:
Đối với cây ăn quả có múi: Mục tiêu đến năm 2025, ổn định về quy mô sản xuất với diện tích 5.500 ha, sản lượng đạt trên 30.000 tấn/năm, giá trị sản phẩm đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm. Phát triển cây ăn quả có múi tại các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn và một số xã của huyện Trấn Yên, Văn Yên quy mô diện tích 3.000 - 3.500 ha. Duy trì diện tích Cam sành Lục Yên khoảng 200 ha; sản lượng 2.000 tấn; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khoảng 100 ha.
Quản lý và duy trì chất lượng đối với vùng bưởi đặc sản Yên Bình, quy mô diện tích 1.200 - 1.300 ha bằng giống bưởi Đại Minh; sản lượng 15.000 tấn; diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khoảng 500 ha; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất hữu cơ, sinh học.
Khôi phục một số sản phẩm cây ăn quả truyền thống và phát triển mới một số sản phẩm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng địa phương bao gồm: Vùng trồng nhãn truyền thống huyện Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ bằng phương pháp ghép cải tạo; hồng không hạt Lục Yên.
Nghiên cứu và xây dựng mới vùng trồng Na bằng các giống Na có năng suất, chất lượng và giá trị cao (giống Na Đài Loan, Thái Lan và giống Na dai) trên diện tích đất núi đá vôi tại huyện Lục Yên, Văn Chấn với diện tích 300 ha. Trồng mới giống hồng Fuji tại huyện Mù Cang Chải với diện tích 100 ha. Phát triển trồng chuối mô tại các địa bàn huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái với diện tích khoảng 1.000 ha.
Phát triển một số diện tích cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới tại các huyện vùng cao như Mận (350 ha), Lê (150 ha), Đào (150 ha) tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.