CTTĐT - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
a) Phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
(1) 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa cổng dịch vụ công tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%, người dân chỉ phải nhập dữ liệu 1 lần và tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
(2) 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
(3) 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
(4) 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định; 100% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
(5) 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đất đai bảo hiểm,..) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước đế cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
(6) 100% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
(7) 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phố biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức.
(8) 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
(9) Hoàn thiện và phát huy hiệu quả Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
(1) Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP.
(2) Năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
(1) Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến 100% xã, phường, thị trấn, phấn đấu 80% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang.
(2) Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G (ưu tiên phủ sóng tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học).
(3) Trên 50% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
(4) Ít nhất 50% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
a) Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
(1) 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 80% và tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
(2) 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
(3) 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
(4) 70% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
(1) Kinh tế số chiếm 30% GRDP.
(2) Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 6,8%.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
(1) Phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang.
(2) Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.
(3) Trên 80% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
(4) Ít nhất 80% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Xem toàn văn Nghị quyết tại tệp đính kèm
2156 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
a) Phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
(1) 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa cổng dịch vụ công tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%, người dân chỉ phải nhập dữ liệu 1 lần và tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
(2) 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
(3) 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
(4) 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định; 100% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
(5) 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đất đai bảo hiểm,..) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước đế cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
(6) 100% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
(7) 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phố biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức.
(8) 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
(9) Hoàn thiện và phát huy hiệu quả Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
(1) Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP.
(2) Năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
(1) Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến 100% xã, phường, thị trấn, phấn đấu 80% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang.
(2) Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G (ưu tiên phủ sóng tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học).
(3) Trên 50% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
(4) Ít nhất 50% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
a) Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
(1) 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 80% và tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
(2) 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
(3) 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
(4) 70% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
(1) Kinh tế số chiếm 30% GRDP.
(2) Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 6,8%.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
(1) Phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang.
(2) Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.
(3) Trên 80% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
(4) Ít nhất 80% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Xem toàn văn Nghị quyết tại tệp đính kèm