CTTĐT - Để kịp thời phòng, chống, có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát bệnh, nguy cơ chủng vi rút Cúm gia cầm A/H5N8, A/H5N6 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác.
Ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác theo các nội dung chỉ đạo tại Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Yên Bái; Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi và người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú ý, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chủ động nhằm phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời và tiêu hủy triệt để gia cầm dương tính với vi rút Cúm gia cầm theo quy định. Tăng cường theo dõi nắm bắt diễn biến, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh giáp ranh; trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp phải kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các chốt kiểm soát dịch bệnh tại địa phương cũng như các biện pháp xử lý phù hợp khi có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.
Công an tỉnh chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng như các loại gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh vào địa bàn để tiêu thụ. Chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc cắt cử, phân công lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại các chốt kiểm soát dịch bệnh của địa phương (nếu có).
Cục Quản lý thị trường tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; chủ động phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại địa phương trong hoạt động đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh vào địa bàn để tiêu thụ. Kết hợp hoạt động kiểm tra với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, không tham gia buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loại gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Cắt cử, phân công lực lượng tham gia các chốt kiểm soát dịch bệnh khi có yêu cầu của chính quyền địa phương. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như kết quả kiểm tra, xử lý của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương đóng tại địa phương kịp thời tuyên truyền, phổ biến về diễn biến, tình hình dịch bệnh và các thông tin về kết quả phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ xử lý các hành vi vi phạm nêu trên của các cơ quan chức năng.
Sở Y tế tỉnh tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh ở gia cầm, nhằm chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Cúm gia cầm trên người để điều trị và có biện pháp quản lý, cách ly kịp thời. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc triển khai công tác hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm lây sang người.
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các đơn vị: Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các cơ quan liên quan trong việc theo dõi tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác thông tin về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chăn nuôi và người dân chủ động tiêm phòng vắc-xin bệnh cúm cho gia cầm, không cố tình giấu dịch, bán chạy gia cầm, vứt xác gia cầm bị nhiễm bệnh, bị chết ra các sông, hồ, suối, nơi công cộng...làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cùng người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người.
1371 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để kịp thời phòng, chống, có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát bệnh, nguy cơ chủng vi rút Cúm gia cầm A/H5N8, A/H5N6 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác.Trong đó yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể độc lực cao khác theo các nội dung chỉ đạo tại Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Yên Bái; Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi và người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú ý, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chủ động nhằm phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời và tiêu hủy triệt để gia cầm dương tính với vi rút Cúm gia cầm theo quy định. Tăng cường theo dõi nắm bắt diễn biến, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh giáp ranh; trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp phải kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các chốt kiểm soát dịch bệnh tại địa phương cũng như các biện pháp xử lý phù hợp khi có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.
Công an tỉnh chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng như các loại gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh vào địa bàn để tiêu thụ. Chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc cắt cử, phân công lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại các chốt kiểm soát dịch bệnh của địa phương (nếu có).
Cục Quản lý thị trường tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; chủ động phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại địa phương trong hoạt động đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh vào địa bàn để tiêu thụ. Kết hợp hoạt động kiểm tra với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, không tham gia buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loại gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch. Cắt cử, phân công lực lượng tham gia các chốt kiểm soát dịch bệnh khi có yêu cầu của chính quyền địa phương. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như kết quả kiểm tra, xử lý của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương đóng tại địa phương kịp thời tuyên truyền, phổ biến về diễn biến, tình hình dịch bệnh và các thông tin về kết quả phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ xử lý các hành vi vi phạm nêu trên của các cơ quan chức năng.
Sở Y tế tỉnh tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh ở gia cầm, nhằm chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Cúm gia cầm trên người để điều trị và có biện pháp quản lý, cách ly kịp thời. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc triển khai công tác hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm lây sang người.
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các đơn vị: Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các cơ quan liên quan trong việc theo dõi tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác thông tin về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chăn nuôi và người dân chủ động tiêm phòng vắc-xin bệnh cúm cho gia cầm, không cố tình giấu dịch, bán chạy gia cầm, vứt xác gia cầm bị nhiễm bệnh, bị chết ra các sông, hồ, suối, nơi công cộng...làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cùng người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người.