CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh; nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm đáp ứng các quy định của các thị trường nhập khẩu; từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trên thị trường quốc tế.
Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2025: Giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 23,0 triệu USD, trong đó nhóm nông, lâm sản chính như: Chè đạt khoảng 3,0 triệu USD; sắn đạt khoảng 3,3 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 15,0 triệu USD; quế đạt khoảng 1,0 triệu USD.
Giai đoạn 2025 - 2030: Giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 30,0 triệu USD, trong đó nhóm nông, lâm sản chính như: Chè đạt khoảng 4,0 triệu USD; sắn đạt khoảng 4,0 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 20,0 triệu USD; quế đạt khoảng 1,5 triệu USD.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Yên Bái tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 và các văn bản có liên quan tới toàn thể nhân dân thông qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nông lâm thuỷ sản đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu. Cung cấp thông tin thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh; các quy định khi xảy ra tranh chấp thương mại. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.
Đồng thời nghiên cứu áp dụng, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương vào điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 16/12/2020 ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025. Xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Rà soát, bổ sung các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tiễn; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn; xây dựng cơ chế lồng ghép và huy động các nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ODA, FDI và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Rà soát, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nông lâm thuỷ sản (các quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, đăng ký danh sách doanh nghiệp, danh mục sản phẩm được phép xuất khẩu, thủ tục hải quan…). Chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông lân thuỷ sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong sản xuất chuỗi giá trị nông lâm thủy sản; phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông lâm thủy sản.
Tổ chức tốt các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung áp dụng sản phẩm nông nghiệp tốt, sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt đối với việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng phát triển thị trường nông sản, các kênh phân phối, đa dạng hóa thị trường đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất. Đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ chế biến, quy trình quản lý để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời, mời gọi những doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ năng lực, nội lực, có đủ tiêu chuẩn tham gia, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản cũng như xuất khẩu sản phẩm chè, quế, dâu tằm, măng tre, tinh bột sắn… của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết ngang giữa nông dân trong hợp tác xã, doanh nghiệp; lấy doanh nghiệp và hợp tác xã dẫn dắt, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các hộ dân, tổ hợp tác trong chuỗi giá trị. Đẩy mạnh liên kết vùng trong tỉnh, các tỉnh trong vùng và cả nước.
1403 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh; nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm đáp ứng các quy định của các thị trường nhập khẩu; từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trên thị trường quốc tế. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2025: Giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 23,0 triệu USD, trong đó nhóm nông, lâm sản chính như: Chè đạt khoảng 3,0 triệu USD; sắn đạt khoảng 3,3 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 15,0 triệu USD; quế đạt khoảng 1,0 triệu USD.
Giai đoạn 2025 - 2030: Giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 30,0 triệu USD, trong đó nhóm nông, lâm sản chính như: Chè đạt khoảng 4,0 triệu USD; sắn đạt khoảng 4,0 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 20,0 triệu USD; quế đạt khoảng 1,5 triệu USD.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Yên Bái tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 và các văn bản có liên quan tới toàn thể nhân dân thông qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nông lâm thuỷ sản đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu. Cung cấp thông tin thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh; các quy định khi xảy ra tranh chấp thương mại. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.
Đồng thời nghiên cứu áp dụng, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương vào điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 16/12/2020 ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025. Xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Rà soát, bổ sung các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tiễn; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn; xây dựng cơ chế lồng ghép và huy động các nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ODA, FDI và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Rà soát, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nông lâm thuỷ sản (các quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, đăng ký danh sách doanh nghiệp, danh mục sản phẩm được phép xuất khẩu, thủ tục hải quan…). Chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông lân thuỷ sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong sản xuất chuỗi giá trị nông lâm thủy sản; phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông lâm thủy sản.
Tổ chức tốt các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung áp dụng sản phẩm nông nghiệp tốt, sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt đối với việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng phát triển thị trường nông sản, các kênh phân phối, đa dạng hóa thị trường đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất. Đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ chế biến, quy trình quản lý để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời, mời gọi những doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ năng lực, nội lực, có đủ tiêu chuẩn tham gia, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản cũng như xuất khẩu sản phẩm chè, quế, dâu tằm, măng tre, tinh bột sắn… của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết ngang giữa nông dân trong hợp tác xã, doanh nghiệp; lấy doanh nghiệp và hợp tác xã dẫn dắt, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các hộ dân, tổ hợp tác trong chuỗi giá trị. Đẩy mạnh liên kết vùng trong tỉnh, các tỉnh trong vùng và cả nước.