CTTĐT - Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã trồng 78.866,9 ha rừng các loại, bình quân trồng 15.773,4 ha/năm. Trong đó: Rừng trồng sản xuất tập trung 11.852,6 ha/năm; rừng trồng phòng hộ tập trung 573,6 ha/năm; rừng trồng phòng hộ thay thế 60,5 ha/năm; cây trồng phân tán 4.357,4 nghìn cây/năm, quy diện tích 3.286,8 ha/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã trồng 78.866,9 ha rừng các loại
Công tác chăm sóc rừng được quan tâm triển khai thực hiện. Giai đoạn 2016 - 2020, đã tổ chức chăm sóc 204.535,7 ha, bình quân 40.907,1 ha/năm. Toàn bộ diện tích rừng trong độ tuổi chăm sóc được các chủ rừng quan tâm chăm sóc và bảo vệ tốt. Khoanh nuôi mới 600 ha vào năm 2019 và chuyển tiếp sang các năm tiếp theo đến khi đủ điều kiện đánh giá thành rừng theo quy định. Các loài cây trồng chủ yếu gồm: Bạch đàn, Keo, Quế, Bồ đề, Thông mã vĩ.. Đây là những loài cây sinh trưởng nhanh, năng suất cao, đang được trồng rộng rãi trong khu vực. Cây Quế đã được nhân dân gây trồng từ nhiều đời nay; cây sinh trưởng tốt, cho sản phẩm chất lượng cao, được thị trường chấp nhận. Đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng, cơ cấu loài cây chủ yếu gồm các loài cây bản địa có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa như: Thông mã vĩ, Sơn tra, Vối thuốc...
Thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng rừng, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Đến hết năm 2020, đã triển khai xây dựng hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp gồm: trồng rừng giống Mỡ 15 ha; chuyển hóa rừng giống 167,2 ha (trong đó: Thông Mã Vĩ: 47,4 ha; Sơn Tra: 26 ha; Pơ Mu: 27 ha; Vối Thuốc: 09 ha; Tô Hạp 04 ha; Quế: 30 ha; Mỡ: 08 ha; Tre Bát Độ: 15,8 ha); Chọn lọc cây trội được 10 loài cây với tổng số 68 cây; xây mới và cải tạo nâng cấp 09 vườn ươm (trong đó: xây dựng mới 5 vườn ươm; cải tạo nâng cấp 4 vườn), đảm bảo cung cấp giống cây trồng có chất lượng phục vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó còn tiếp nhận các hạng mục của Dự án giống Trung ương, cụ thể: chọn lọc được 122 cây trội (75 cây Quế, 10 khóm Thảo quả, 37 cây Sơn Tra); chuyển hóa rừng giống được 9 ha (05 ha rừng Sơn Tra tại Mù Cang Chải, 04 ha Quế tại huyện Văn Yên)
Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con đạt 78,6 %. Hiện nay đã lập quy hoạch chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn là 5000 ha Keo tại 02 huyện: Huyện Yên Bình 3.000 ha, huyện Trấn Yên 2.000 ha; rà soát diện tích trồng rừng gỗ lớn 1.000 ha tại huyện Mù Cang Chải.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng rừng trồng chuyên canh, tập trung, gồm: Vùng trồng quế được định hướng phát triển tại 5 huyện vùng thấp của tỉnh (gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình), trong đó huyện Văn Yên được lấy làm trung tâm phát triển của vùng; qua kết quả rà soát thống kê, tổng diện tích cây quế hiện có ước đạt trên 78 nghìn ha; sản lượng khai thác vỏ quế (chỉ tính cho quế khai thác ở 13-15 năm tuổi) năm 2020 đạt trên 18.000 tấn, tận thu cành, lá trên 74 nghìn tấn. sản lượng gỗ quế tận thu sau khai thác vỏ khoảng 40.000 m3/năm.
Vùng nguyên liệu gỗ: Theo kết quả thống kê, năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 90 nghìn ha rừng trồng sản xuất bằng các loài cây nguyên liệu Keo, Mỡ, Bồ đề, Bạch đàn..., các diện tích trên chủ yếu thực hiện kinh doanh gỗ nhỏ với chu kỳ từ 6- 8 năm, tập trung nhiều tại các huyện Yên Bình (trên 30 nghìn ha), Lục Yên (gần 23 nghìn ha), Trấn Yên (gần 18 nghìn ha), Văn Chấn (gần 10 nghìn ha); Sản phẩm khai thác chủ yếu cung cấp cho thị trường nguyên liệu giấy, dăm gỗ, ván bóc, tỷ lệ gỗ xẻ chiếm tỷ trọng thấp (từ 25- 30% trong tổng sản lượng gỗ khai thác) dẫn đến hiệu quả kinh tế từ sản xuất lâm nghiệp còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ nguyên liệu của thị trường.
Vùng trồng cây Sơn tra: Trong những gần đây, cây Sơn tra đã được quan tâm đầu tư trồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, bước đầu đã hình thành vùng trồng Sơn Tra tương đối tập trung tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; diện tích cây Sơn tra hiện có (bao gồm cả diện tích thuần loài và hỗn giao với các cây lâm nghiệp khác) trên 9.000 ha; diện tích đang cho thu hoạch quả trên 2.000 ha; năng suất bình quân đạt 2,2 tấn/ha/năm, sản lượng bình quân khoảng 4.000 tấn/năm, giá trị trên 40 tỷ đồng.
Vùng trồng tre măng Bát độ: Được định hướng phát triển tại 5 huyện vùng thấp của tỉnh, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Trong đó lấy huyện Trấn Yên làm trung tâm phát triển của vùng. Đến hết năm 2020 diện tích cây tre Bát độ sinh trưởng và phát triển tốt gần 5 nghìn ha, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên với trên 3,5 nghìn ha. Diện tích tre Bát độ đang cho thu hoạch măng ổn định trên 2.500 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha/năm, sản lượng bình quân trên 50.000 tấn/năm, giá trị gần 200 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, tiếp tục vận động nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đẩy mạnh thu hút các đơn vị, doanh nghiệp liên kết đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp,... qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; góp phần giảm nghèo, cải tạo được môi trường sinh thái và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển.
1608 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã trồng 78.866,9 ha rừng các loại, bình quân trồng 15.773,4 ha/năm. Trong đó: Rừng trồng sản xuất tập trung 11.852,6 ha/năm; rừng trồng phòng hộ tập trung 573,6 ha/năm; rừng trồng phòng hộ thay thế 60,5 ha/năm; cây trồng phân tán 4.357,4 nghìn cây/năm, quy diện tích 3.286,8 ha/năm.Công tác chăm sóc rừng được quan tâm triển khai thực hiện. Giai đoạn 2016 - 2020, đã tổ chức chăm sóc 204.535,7 ha, bình quân 40.907,1 ha/năm. Toàn bộ diện tích rừng trong độ tuổi chăm sóc được các chủ rừng quan tâm chăm sóc và bảo vệ tốt. Khoanh nuôi mới 600 ha vào năm 2019 và chuyển tiếp sang các năm tiếp theo đến khi đủ điều kiện đánh giá thành rừng theo quy định. Các loài cây trồng chủ yếu gồm: Bạch đàn, Keo, Quế, Bồ đề, Thông mã vĩ.. Đây là những loài cây sinh trưởng nhanh, năng suất cao, đang được trồng rộng rãi trong khu vực. Cây Quế đã được nhân dân gây trồng từ nhiều đời nay; cây sinh trưởng tốt, cho sản phẩm chất lượng cao, được thị trường chấp nhận. Đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng, cơ cấu loài cây chủ yếu gồm các loài cây bản địa có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa như: Thông mã vĩ, Sơn tra, Vối thuốc...
Thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng rừng, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Đến hết năm 2020, đã triển khai xây dựng hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp gồm: trồng rừng giống Mỡ 15 ha; chuyển hóa rừng giống 167,2 ha (trong đó: Thông Mã Vĩ: 47,4 ha; Sơn Tra: 26 ha; Pơ Mu: 27 ha; Vối Thuốc: 09 ha; Tô Hạp 04 ha; Quế: 30 ha; Mỡ: 08 ha; Tre Bát Độ: 15,8 ha); Chọn lọc cây trội được 10 loài cây với tổng số 68 cây; xây mới và cải tạo nâng cấp 09 vườn ươm (trong đó: xây dựng mới 5 vườn ươm; cải tạo nâng cấp 4 vườn), đảm bảo cung cấp giống cây trồng có chất lượng phục vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó còn tiếp nhận các hạng mục của Dự án giống Trung ương, cụ thể: chọn lọc được 122 cây trội (75 cây Quế, 10 khóm Thảo quả, 37 cây Sơn Tra); chuyển hóa rừng giống được 9 ha (05 ha rừng Sơn Tra tại Mù Cang Chải, 04 ha Quế tại huyện Văn Yên)
Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con đạt 78,6 %. Hiện nay đã lập quy hoạch chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn là 5000 ha Keo tại 02 huyện: Huyện Yên Bình 3.000 ha, huyện Trấn Yên 2.000 ha; rà soát diện tích trồng rừng gỗ lớn 1.000 ha tại huyện Mù Cang Chải.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng rừng trồng chuyên canh, tập trung, gồm: Vùng trồng quế được định hướng phát triển tại 5 huyện vùng thấp của tỉnh (gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình), trong đó huyện Văn Yên được lấy làm trung tâm phát triển của vùng; qua kết quả rà soát thống kê, tổng diện tích cây quế hiện có ước đạt trên 78 nghìn ha; sản lượng khai thác vỏ quế (chỉ tính cho quế khai thác ở 13-15 năm tuổi) năm 2020 đạt trên 18.000 tấn, tận thu cành, lá trên 74 nghìn tấn. sản lượng gỗ quế tận thu sau khai thác vỏ khoảng 40.000 m3/năm.
Vùng nguyên liệu gỗ: Theo kết quả thống kê, năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 90 nghìn ha rừng trồng sản xuất bằng các loài cây nguyên liệu Keo, Mỡ, Bồ đề, Bạch đàn..., các diện tích trên chủ yếu thực hiện kinh doanh gỗ nhỏ với chu kỳ từ 6- 8 năm, tập trung nhiều tại các huyện Yên Bình (trên 30 nghìn ha), Lục Yên (gần 23 nghìn ha), Trấn Yên (gần 18 nghìn ha), Văn Chấn (gần 10 nghìn ha); Sản phẩm khai thác chủ yếu cung cấp cho thị trường nguyên liệu giấy, dăm gỗ, ván bóc, tỷ lệ gỗ xẻ chiếm tỷ trọng thấp (từ 25- 30% trong tổng sản lượng gỗ khai thác) dẫn đến hiệu quả kinh tế từ sản xuất lâm nghiệp còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ nguyên liệu của thị trường.
Vùng trồng cây Sơn tra: Trong những gần đây, cây Sơn tra đã được quan tâm đầu tư trồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, bước đầu đã hình thành vùng trồng Sơn Tra tương đối tập trung tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; diện tích cây Sơn tra hiện có (bao gồm cả diện tích thuần loài và hỗn giao với các cây lâm nghiệp khác) trên 9.000 ha; diện tích đang cho thu hoạch quả trên 2.000 ha; năng suất bình quân đạt 2,2 tấn/ha/năm, sản lượng bình quân khoảng 4.000 tấn/năm, giá trị trên 40 tỷ đồng.
Vùng trồng tre măng Bát độ: Được định hướng phát triển tại 5 huyện vùng thấp của tỉnh, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Trong đó lấy huyện Trấn Yên làm trung tâm phát triển của vùng. Đến hết năm 2020 diện tích cây tre Bát độ sinh trưởng và phát triển tốt gần 5 nghìn ha, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên với trên 3,5 nghìn ha. Diện tích tre Bát độ đang cho thu hoạch măng ổn định trên 2.500 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha/năm, sản lượng bình quân trên 50.000 tấn/năm, giá trị gần 200 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, tiếp tục vận động nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đẩy mạnh thu hút các đơn vị, doanh nghiệp liên kết đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp,... qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; góp phần giảm nghèo, cải tạo được môi trường sinh thái và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển.