CTTĐT - Từ ngày 20/8/2021, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo Nghị định này, rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai).
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; đồng thời được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
Rủi ro thiên tai cấp độ 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc huy động các nguồn lực hỗ trợ ứng phó khi xuất hiện các tình huống thiên tai có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn hoặc khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Các lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống thiên tai tại địa phương phải phối hợp chặt chẽ và theo sự chỉ huy thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền.
Rủi ro thiên tai cấp độ 3: Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai; quyết định các biện pháp cấp bách và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có yêu cầu.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn căn cứ tình huống cụ thể chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm huy động nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ huy triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
Trường hợp rủi ro thiên tai trên cấp độ 3 hoặc thiên tai có diễn biến phức tạp nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.
Thiên tai cấp độ 4: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để xử lý tình huống đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí, sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
1234 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ ngày 20/8/2021, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sẽ chính thức có hiệu lực.Theo Nghị định này, rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai).
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; đồng thời được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
Rủi ro thiên tai cấp độ 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc huy động các nguồn lực hỗ trợ ứng phó khi xuất hiện các tình huống thiên tai có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn hoặc khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Các lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống thiên tai tại địa phương phải phối hợp chặt chẽ và theo sự chỉ huy thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền.
Rủi ro thiên tai cấp độ 3: Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai; quyết định các biện pháp cấp bách và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có yêu cầu.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn căn cứ tình huống cụ thể chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm huy động nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ huy triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
Trường hợp rủi ro thiên tai trên cấp độ 3 hoặc thiên tai có diễn biến phức tạp nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.
Thiên tai cấp độ 4: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để xử lý tình huống đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí, sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.