CTTĐT - Chiều 16/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021. Diễn đàn có sự tham dự của 1.300 đại biểu từ 900 điểm cầu trên cả nước và 35 quốc gia trên thế giới. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có sự tham gia của lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Với chủ đề "Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch Covid-19", diễn đàn tập trung thảo luận các vấn đề then chốt, chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới, kiến tạo cơ hội tiếp cận những mô hình công nghệ hiện đại, những kinh nghiệm số hoá thành công.
Tại phiên toàn thể có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các Hiệp hội, tổ chức quốc tế và chuyên gia trong và ngoài nước. Tại đây, các đại biểu sẽ cùng bàn luận về những khó khăn và thuận lợi khi chuyển đổi số tại Việt Nam; các cơ hội bứt phá cho nông nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp và nguồn lực cho nông nghiệp số Việt Nam; thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất hướng đi và giải pháp để hướng tới mục tiêu chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Theo ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: “Diễn đàn Quốc tế chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các cơ quan chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các địa phương, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp trong nước và quốc tế về những vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa, trong bối cảnh thế giới đang có những biến chuyển nhanh, khó lường, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch toàn cầu, từ đó đề xuất giải pháp đột phá để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Nông nghiệp Việt Nam”.
Đối với tỉnh Yên Bái, đến nay việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện áp dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, chứng chỉ rừng FSC... Hỗ trợ phần mềm truy xuất nguồn gốc và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứng nhận chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ. Cùng với đó là đưa hàng trăm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp lên sàn giao dịch VOSO.vn, POST MART.vn. Cụ thể, trên 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp. Đến hết năm 2020 cấp được 4.038 ha rừng chứng chỉ FSC; hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, xây dựng hồ sơ sản phẩm OCOP cho 94 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 17 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm; hỗ trợ chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm. Ngoài ra các doanh nghiệp hợp tác xã đã áp dụng bán các sản phẩm trên mạng xã hội như Zalo, facebook và thanh toán 100% qua thương mại điện tử ....
Cũng tại Hội thảo đã diễn ra Triển lãm Quốc tế thực tế ảo Nông nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, Triển lãm đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của rất nhiều đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp, với 200 nghìn lượt tham quan gian hàng, hàng trăm lượt đăng ký mở gian hàng tại Triển lãm.
960 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 16/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021. Diễn đàn có sự tham dự của 1.300 đại biểu từ 900 điểm cầu trên cả nước và 35 quốc gia trên thế giới. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có sự tham gia của lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh. Với chủ đề "Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch Covid-19", diễn đàn tập trung thảo luận các vấn đề then chốt, chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới, kiến tạo cơ hội tiếp cận những mô hình công nghệ hiện đại, những kinh nghiệm số hoá thành công.
Tại phiên toàn thể có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các Hiệp hội, tổ chức quốc tế và chuyên gia trong và ngoài nước. Tại đây, các đại biểu sẽ cùng bàn luận về những khó khăn và thuận lợi khi chuyển đổi số tại Việt Nam; các cơ hội bứt phá cho nông nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp và nguồn lực cho nông nghiệp số Việt Nam; thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất hướng đi và giải pháp để hướng tới mục tiêu chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Theo ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: “Diễn đàn Quốc tế chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các cơ quan chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các địa phương, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp trong nước và quốc tế về những vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa, trong bối cảnh thế giới đang có những biến chuyển nhanh, khó lường, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch toàn cầu, từ đó đề xuất giải pháp đột phá để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Nông nghiệp Việt Nam”.
Đối với tỉnh Yên Bái, đến nay việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện áp dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, chứng chỉ rừng FSC... Hỗ trợ phần mềm truy xuất nguồn gốc và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứng nhận chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ. Cùng với đó là đưa hàng trăm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp lên sàn giao dịch VOSO.vn, POST MART.vn. Cụ thể, trên 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp. Đến hết năm 2020 cấp được 4.038 ha rừng chứng chỉ FSC; hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, xây dựng hồ sơ sản phẩm OCOP cho 94 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 17 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm; hỗ trợ chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm. Ngoài ra các doanh nghiệp hợp tác xã đã áp dụng bán các sản phẩm trên mạng xã hội như Zalo, facebook và thanh toán 100% qua thương mại điện tử ....
Cũng tại Hội thảo đã diễn ra Triển lãm Quốc tế thực tế ảo Nông nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, Triển lãm đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của rất nhiều đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp, với 200 nghìn lượt tham quan gian hàng, hàng trăm lượt đăng ký mở gian hàng tại Triển lãm.