CTTĐT - Ngày 24/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BTP hướng dẫn một số quy định và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Thông tư số 05/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2021 và thay thế Thông tư số 17/2011/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư. Thông tư số 05/2021/TT-BTP có một số quy định mới như sau:
Ngày 24/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BTP hướng dẫn một số quy định và biện pháp thi hành Luật Luật sư
Bổ sung phương thức nộp hồ sơ đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài
Theo đó, bên cạnh phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tư pháp hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính viễn thông đến Bộ Tư pháp, Thông tư số 05/2021/TT-BTP đã bổ sung phương thức nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp; tạo thuận lợi hơn cho người đã được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận tương đương tại Việt Nam.
Một số điểm mới về Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Thông tư số 05/2021/TT-BTP bổ sung các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư để phù hợp với Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012. Thủ tục thu hồi Chứng chỉ được quy định chặt chẽ hơn, theo đó, Đoàn Luật sư, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị thu hồi gửi kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ để bảo đảm việc thu hồi đúng đối tượng, đủ căn cứ. Hằng năm, Sở Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam rà soát người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Về việc thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư:
Hiện nay, theoThông tư số 17/2011/TT-BTP thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư đã là thành viên có trách nhiệm thu lại và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của người đó. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị tiêu hủy được bàn giao cho Sở Tư pháp và lưu trữ tại Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Tuy nhiên, theo quy định mới của Thông tư số 05/2021/TT-BTP thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư có trách nhiệm nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư cho Đoàn Luật sư nơi mình đã là thành viên. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư. Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Việc tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư theo Thông tư số 05/2021/TT-BTP không còn phải được lập thành Biên bản có chữ ký của Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư và đại diện Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn luật sư như quy định hiện nay.
- Quy định rõ hơn về trình tự cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp được miễn tập sự hành nghề luật sư thì nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Luật sư.
Bỏ quy định về phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý
Hiện nay, Điều 5 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP quy định Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý (trừ trường hợp tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân). Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng trở lên, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Tuy nhiên, Thông tư số 05/2021/TT-BTP không còn quy định về nội dung này. Như vậy, việc cung cấp dịch vụ pháp lý thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Luật sư. Theo đó, Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Quy định cụ thể hơn về Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Văn phòng luật sư, công ty luật cử luật sư là thành viên hoặc luật sư làm việc theo hợp đồng lao động làm Trưởng chi nhánh, trừ trường hợp luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật, luật sư thành viên chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh trực thuộc văn phòng luật sư, công ty luật đó. Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh của một tổ chức hành nghề luật sư.
Hướng dẫn công tác Đại hội của Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Thông tư số 05/2021/TT-BTP đã bổ sung quy định để hoàn thiện các nội dung chủ yếu về Đề án tổ chức đại hội như: Đề án nhân sự, phương án xây dựng nhân sự, kịch bản Đại hội, kịch bản điều hành Đại hội và phương thức làm việc. Ngoài ra, Thông tư đã chỉnh sửa một số cụm từ để phù hợp với quy định của Luật Luật sư và Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
Thay đổi về chế độ báo cáo 6 tháng; mẫu hóa các sổ sách, giấy tờ trong tổ chức, hoạt động luật sư.
Hiện nay, Điều 31 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP quy định tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của mình. Tuy nhiên, Thông tư số 05/2021/TT-BTP chỉ còn quy định chế độ báo cáo định kỳ hằng năm. Đối với hoạt động 6 tháng, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thực hiện việc cập nhật số liệu về tổ chức, hoạt động theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp. Hình thức báo cáo và thời gian chốt số liệu thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam gửi báo cáo về tổ chức, hoạt động của chi nhánh về Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi có trụ sở chi nhánh; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam gửi báo cáo về tổ chức, hoạt động của chi nhánh về Sở Tư pháp nơi có trụ sở chi nhánh.
Đối với mẫu sổ sách, giấy tờ trong tổ chức, hoạt động luật sư theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP đã sửa đổi, bổ sung một số mẫu giấy tờ và bổ sung nội dung trong một số mẫu giấy tờ hiện hành nhằm tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương./.
1054 lượt xem
CTV: Thu Hằng (Sở Tư pháp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 24/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BTP hướng dẫn một số quy định và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Thông tư số 05/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2021 và thay thế Thông tư số 17/2011/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư. Thông tư số 05/2021/TT-BTP có một số quy định mới như sau:Bổ sung phương thức nộp hồ sơ đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài
Theo đó, bên cạnh phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tư pháp hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính viễn thông đến Bộ Tư pháp, Thông tư số 05/2021/TT-BTP đã bổ sung phương thức nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp; tạo thuận lợi hơn cho người đã được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận tương đương tại Việt Nam.
Một số điểm mới về Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Thông tư số 05/2021/TT-BTP bổ sung các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư để phù hợp với Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012. Thủ tục thu hồi Chứng chỉ được quy định chặt chẽ hơn, theo đó, Đoàn Luật sư, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị thu hồi gửi kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ để bảo đảm việc thu hồi đúng đối tượng, đủ căn cứ. Hằng năm, Sở Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam rà soát người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Về việc thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư:
Hiện nay, theoThông tư số 17/2011/TT-BTP thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư đã là thành viên có trách nhiệm thu lại và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của người đó. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị tiêu hủy được bàn giao cho Sở Tư pháp và lưu trữ tại Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Tuy nhiên, theo quy định mới của Thông tư số 05/2021/TT-BTP thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư có trách nhiệm nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư cho Đoàn Luật sư nơi mình đã là thành viên. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư. Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư thì người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nộp lại bản gốc Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm thu và tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Việc tiêu hủy Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư theo Thông tư số 05/2021/TT-BTP không còn phải được lập thành Biên bản có chữ ký của Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư và đại diện Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn luật sư như quy định hiện nay.
- Quy định rõ hơn về trình tự cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Luật sư. Người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư thuộc trường hợp được miễn tập sự hành nghề luật sư thì nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Luật sư.
Bỏ quy định về phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý
Hiện nay, Điều 5 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP quy định Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý (trừ trường hợp tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân). Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng trở lên, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Tuy nhiên, Thông tư số 05/2021/TT-BTP không còn quy định về nội dung này. Như vậy, việc cung cấp dịch vụ pháp lý thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Luật sư. Theo đó, Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Quy định cụ thể hơn về Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Văn phòng luật sư, công ty luật cử luật sư là thành viên hoặc luật sư làm việc theo hợp đồng lao động làm Trưởng chi nhánh, trừ trường hợp luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam. Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật, luật sư thành viên chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh trực thuộc văn phòng luật sư, công ty luật đó. Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động chỉ được làm Trưởng chi nhánh của một chi nhánh của một tổ chức hành nghề luật sư.
Hướng dẫn công tác Đại hội của Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Thông tư số 05/2021/TT-BTP đã bổ sung quy định để hoàn thiện các nội dung chủ yếu về Đề án tổ chức đại hội như: Đề án nhân sự, phương án xây dựng nhân sự, kịch bản Đại hội, kịch bản điều hành Đại hội và phương thức làm việc. Ngoài ra, Thông tư đã chỉnh sửa một số cụm từ để phù hợp với quy định của Luật Luật sư và Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
Thay đổi về chế độ báo cáo 6 tháng; mẫu hóa các sổ sách, giấy tờ trong tổ chức, hoạt động luật sư.
Hiện nay, Điều 31 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP quy định tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của mình. Tuy nhiên, Thông tư số 05/2021/TT-BTP chỉ còn quy định chế độ báo cáo định kỳ hằng năm. Đối với hoạt động 6 tháng, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thực hiện việc cập nhật số liệu về tổ chức, hoạt động theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp. Hình thức báo cáo và thời gian chốt số liệu thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam gửi báo cáo về tổ chức, hoạt động của chi nhánh về Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi có trụ sở chi nhánh; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam gửi báo cáo về tổ chức, hoạt động của chi nhánh về Sở Tư pháp nơi có trụ sở chi nhánh.
Đối với mẫu sổ sách, giấy tờ trong tổ chức, hoạt động luật sư theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP đã sửa đổi, bổ sung một số mẫu giấy tờ và bổ sung nội dung trong một số mẫu giấy tờ hiện hành nhằm tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương./.