CTTĐT - Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân tỉnh và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thời gian qua, với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, nhanh chóng ban hành các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, người dân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid -19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; các nghị quyết về hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện…Chính phủ cũng ban hành nhiều Nghị định như Nghị định 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; Nghị định số 54/2021/NĐ-CP về đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...Nhìn chung, các chính sách đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi, gây khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, một số địa phương triển khai còn chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất; thủ tục về cho vay ưu đãi, thuế, tín dụng còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp. Đặc biệt các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để doanh nghiệp có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký, số lao động trong 8 tháng đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có trên 43.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với tỉnh Yên Bái, thời gian qua, chính quyền các cấp đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế. Trong đó đã triển khai kịp thời các chính sách của trung ương, của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 246 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là trên 2.630 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng; 69 hợp tác xã (HTX) thành lập mới (tính đến 20/9), nâng tổng số HTX toàn tỉnh là 570 HTX. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện có 427 doanh nghiệp đang ngừng hoạt động, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2020. Hết tháng 8/2021, tỉnh Yên Bái đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trên 2.670 lao động bị mất việc làm với số tiền chi trả gần 36 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận về những giải pháp tốt để tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, để vừa chống dịch hiệu quả, thành công, vừa khôi phục và phát triển kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp trong suốt gần 2 năm vừa qua đã đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đang gặp những khó khăn do nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh, cũng là những khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới. Nhấn mạnh quan điểm hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro, Thủ tướng cũng khẳng định, không vì khó khăn mà chúng ta bi quan, hoang mang, lo sợ. Tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, lấy khó khăn, thách thức làm động lực vươn lên, khẳng định mình, đưa đất nước phát triển và lấy khó khăn để thực hiện sự thay đổi, như chuyển đổi số.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp xem khó khăn thách thức của đại dịch Covid-19 là động lực vươn lên, thay đổi, hoàn thiện, khẳng định mình; đồng thời mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thẳng thắn đóng góp ý kiến để cùng với Đảng, Nhà nước hoàn thiện các thể chế, chính sách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chống dịch Covid-19, trong đó cần tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, tập trung cải cách thủ tục hành chính, xem xét, tháo gỡ các khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp… Đối với các đề xuất, kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận để tiếp tục xem xét giải quyết.
1252 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân tỉnh và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thời gian qua, với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, nhanh chóng ban hành các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, người dân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid -19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; các nghị quyết về hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện…Chính phủ cũng ban hành nhiều Nghị định như Nghị định 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; Nghị định số 54/2021/NĐ-CP về đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...Nhìn chung, các chính sách đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi, gây khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, một số địa phương triển khai còn chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất; thủ tục về cho vay ưu đãi, thuế, tín dụng còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp. Đặc biệt các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để doanh nghiệp có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký, số lao động trong 8 tháng đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có trên 43.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với tỉnh Yên Bái, thời gian qua, chính quyền các cấp đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế. Trong đó đã triển khai kịp thời các chính sách của trung ương, của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 246 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là trên 2.630 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng; 69 hợp tác xã (HTX) thành lập mới (tính đến 20/9), nâng tổng số HTX toàn tỉnh là 570 HTX. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện có 427 doanh nghiệp đang ngừng hoạt động, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2020. Hết tháng 8/2021, tỉnh Yên Bái đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trên 2.670 lao động bị mất việc làm với số tiền chi trả gần 36 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận về những giải pháp tốt để tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, để vừa chống dịch hiệu quả, thành công, vừa khôi phục và phát triển kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp trong suốt gần 2 năm vừa qua đã đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đang gặp những khó khăn do nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh, cũng là những khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới. Nhấn mạnh quan điểm hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro, Thủ tướng cũng khẳng định, không vì khó khăn mà chúng ta bi quan, hoang mang, lo sợ. Tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, lấy khó khăn, thách thức làm động lực vươn lên, khẳng định mình, đưa đất nước phát triển và lấy khó khăn để thực hiện sự thay đổi, như chuyển đổi số.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp xem khó khăn thách thức của đại dịch Covid-19 là động lực vươn lên, thay đổi, hoàn thiện, khẳng định mình; đồng thời mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thẳng thắn đóng góp ý kiến để cùng với Đảng, Nhà nước hoàn thiện các thể chế, chính sách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chống dịch Covid-19, trong đó cần tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, tập trung cải cách thủ tục hành chính, xem xét, tháo gỡ các khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp… Đối với các đề xuất, kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận để tiếp tục xem xét giải quyết.