CTTĐT - Ngày 11/2 (tức rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu), xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ hội Cầu Mùa) năm 2017.
Lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành (Trấn Yên)
Với người Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên hội Lồng Tồng (hay lễ hội cầu mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng nhằm gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no và hạnh phúc. Đặc biệt, lễ hội chính là dịp để các dân tộc ở 12 thôn, bản trong xã thắt chặt tình đoàn kết gắn bó, tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Lễ hội cầu mùa sau hơn 50 bị mai một đã được phục dựng lại từ năm 2009, đến nay lễ hội được tổ chức thường niên và dịp rằm tháng Giêng. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần núi, thần suối: Núi Khau Ráo ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành hoàng bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên 6 cỗ bánh, mỗi cỗ bánh gồm có 6 loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh trà lam, bánh nổ và một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm đơm hoa kết trái. Mỗi cỗ bánh kèm theo 7 mâm cỗ là những món ẩm thực được chế biến bằng thịt lợn, thịt gà và xôi nếp. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… Cùng với lễ cúng Thành hoàng bản thổ là lễ cúng miếu bà Chúa. Theo truyền thuyết, có nàng công chúa Quỳnh Hoa vào bản Roòng Raáo và chứng kiến cảnh dân bản ở đây khổ quá, không có bát để ăn mà phải dùng lá rừng làm bát. Cảm thông với người dân, nàng quyết định quay lại triều đình để xin triều đình có giải pháp giúp dân lành. Trên đường đi, đến thác Rào Hạ không may nàng bị nước lũ cuốn trôi, từ đó dân làng lập miếu thờ công chúa ngay trên bờ thác Rào Hạ, đặt tên là miếu Bà Chúa. Tất cả mọi nghi lễ đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với trời đất, đối với người xưa.
Màn Dậm then với sự tham gia của 300 người
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với màn đồng diễn 6 điệu dậm Then cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính, dậm víi (múa quạt), dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc. Ngoài ra, nhân dân và du khách còn được tham dự các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng. Bên cạnh đó, qua lễ hội còn gìn giữ và phát huy được những nét văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn.
Lễ hội Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư nguyện vọng người Tày nói riêng và các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung. Thông qua công tác khôi phục và gìn giữ lễ hội thể hiện tinh thần của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
1754 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 11/2 (tức rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu), xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ hội Cầu Mùa) năm 2017. Với người Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên hội Lồng Tồng (hay lễ hội cầu mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng nhằm gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no và hạnh phúc. Đặc biệt, lễ hội chính là dịp để các dân tộc ở 12 thôn, bản trong xã thắt chặt tình đoàn kết gắn bó, tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Lễ hội cầu mùa sau hơn 50 bị mai một đã được phục dựng lại từ năm 2009, đến nay lễ hội được tổ chức thường niên và dịp rằm tháng Giêng. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần núi, thần suối: Núi Khau Ráo ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành hoàng bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên 6 cỗ bánh, mỗi cỗ bánh gồm có 6 loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh trà lam, bánh nổ và một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm đơm hoa kết trái. Mỗi cỗ bánh kèm theo 7 mâm cỗ là những món ẩm thực được chế biến bằng thịt lợn, thịt gà và xôi nếp. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… Cùng với lễ cúng Thành hoàng bản thổ là lễ cúng miếu bà Chúa. Theo truyền thuyết, có nàng công chúa Quỳnh Hoa vào bản Roòng Raáo và chứng kiến cảnh dân bản ở đây khổ quá, không có bát để ăn mà phải dùng lá rừng làm bát. Cảm thông với người dân, nàng quyết định quay lại triều đình để xin triều đình có giải pháp giúp dân lành. Trên đường đi, đến thác Rào Hạ không may nàng bị nước lũ cuốn trôi, từ đó dân làng lập miếu thờ công chúa ngay trên bờ thác Rào Hạ, đặt tên là miếu Bà Chúa. Tất cả mọi nghi lễ đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với trời đất, đối với người xưa.
Màn Dậm then với sự tham gia của 300 người
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với màn đồng diễn 6 điệu dậm Then cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính, dậm víi (múa quạt), dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc. Ngoài ra, nhân dân và du khách còn được tham dự các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng. Bên cạnh đó, qua lễ hội còn gìn giữ và phát huy được những nét văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn.
Lễ hội Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư nguyện vọng người Tày nói riêng và các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung. Thông qua công tác khôi phục và gìn giữ lễ hội thể hiện tinh thần của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.