CTTĐT - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã từng bước triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phục vụ cho phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế nông nghiệp và từng bước đã đạt được nhiều kết quả bước đầu.
Tỉnh Yên Bái đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Khả Lĩnh
Sau hơn 5 triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Yên Bái, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò là nền tảng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh không ngừng phát triển, gia tăng mạnh mẽ về quy mô, diện tích và năng suất, sản lượng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, công nghệ chế biến sau thu hoạch bước đầu có sự quan tâm đầu tư, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xác định việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho ngành nông nghiệp như giảm chi phí vận hành, khả năng tiếp cận khách hàng cao, người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp, chính xác nhờ dữ liệu báo cáo hàng ngày, giúp tối ưu hóa năng suất lao động của mỗi người trong hệ thống, tăng tính cạnh tranh của tổ chức đến nay việc thực hiện áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: tỉnh Yên Bái đã chủ động áp dụng chuyển đổi số cho 47 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, 37 doanh nghiệp, HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, Hữu cơ với nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh như: chè, măng tre bát độ, sơn tra, quế hữu cơ. Đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 8 sản phẩm: Bưởi Khả Lĩnh, Nếp Tú Lệ, Chè Shan Phình Hồ, Chè Shan Văn Chấn, Măng tre Bát Độ Yên Bái, Gạo Mường Lò, Sản phẩm Quế huyện Văn Yên. Áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm cho 17 doanh nghiệp, HTX truy xuất nguồn gốc sản phẩm trồng trọt như: cam, bưởi, chè, lúa gạo, miến, măng...
Các sản vật của Yên Bái như: miến đao Giới Phiên, cá mương sấy ướp riềng hồ Thác Bà, lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, nước rửa chén Trà thảo mộc Quế Phát, cao cà gai leo Viễn Sơn… cùng hàng chục sản phẩm OCOP khác của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử VOSO.VN, POS mart.vn, có gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm....
Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp cho 13 doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó: 8 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi gà với quy mô 205.000 con sản lượng 110 tấn/năm; 2 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi vịt với quy mô 20.000 con sản lượng 54 tấn/năm; 1 HTX chăn nuôi ong với quy mô 50 đàn, sản lượng 500kg mật/năm đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP; 2 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm.
Cùng với đó đã xây dựng chỉ dẫn địa lý "Mật ong Mù Cang Chải" cho sản phẩm Mật ong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Ba ba gai Văn Chấn. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể ”Thị hun khói Mường Lò", "Lợn đen bản địa Trạm Tấu", "Gà đen bản địa Trạm Tấu”, "Mật ong Văn Chấn".
Tỉnh Yên Bái cũng đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp cho 03 doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó: 02 doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với quy mô 107 lồng cá, sản lượng 734,1 tấn/năm đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP; 1 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản áp dụng phần mềm, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Áp dụng chuyển đổi số đối với lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh tính đến hết năm 2020 cấp được 4.038 ha rừng chứng chỉ FSC, kế hoạch năm 2021 cấp 11.294 ha cho các huyện (Trấn Yên 4.598 ha, Lục Yên 2.824 ha, Văn Chấn 4000 ha).
Bên cạnh việc chủ động ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp cũng đã phối hợp với một số ngành hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, xây dựng hồ sơ sản phẩm OCOP cho 94 sản phẩm nông lâm thuỷ sản; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 17 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm; hỗ trợ 10 Chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm. Ngoài ra các doanh nghiệp hợp tác xã đã áp dụnsg bán các sản phẩm trên mạng xã hội như Zalo, facebook và thanh toán 100% qua thương mại điện tử ....
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa được 68 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch điện tử VOSO.VN để mua, bán các sản phẩm; Sàn giao dịch điện tử POSMART của Bưu điện tỉnh đưa được 44 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch để mua, bán các sản phẩm trên hệ thống bán hàng điện tử.
Tuy nhiên, qua triển khai việc chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng cho thấy còn nhiều hạn chế: do một bộ phận dân trí còn thấp, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Cách tiếp cận mạng xã hội, zalo, Facebook… chưa có kỹ năng nên việc giao dịch, trao đổi, đưa sản phẩm ra thị trường còn khiêm tốn. Trong quá trình sản xuất, chưa tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bạn hàng, chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất bằng mọi giá; do vậy, sản phẩm làm ra bị lỗi, dẫn đến mất niềm tin của đối tác. Thiết bị đầu tư cho công nghệ số ở cơ sở còn lạc hậu so với sự phát triển.
Cùng với đó, phần lớn các ứng dụng công nghệ thông tin được trang bị cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay chưa thể phát huy tác dụng của nó như yêu cầu của chuyển đổi số như thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
Cũng theo ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỉnh Yên Bái cần sớm khắc phục các "điểm nghẽn”, ưu tiên những thế mạnh của địa phương, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và ngay cả lĩnh vực điều hành, quản lý cũng cần ứng dụng mạnh chuyển đổi số để các chính sách hỗ trợ, chỉ đạo sản xuất được kịp thời hơn. Có như vậy, ngành nông nghiệp Yên Bái không bị chậm nhịp trong việc chuyển đổi số của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.
1093 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã từng bước triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phục vụ cho phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế nông nghiệp và từng bước đã đạt được nhiều kết quả bước đầu. Sau hơn 5 triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Yên Bái, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò là nền tảng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh không ngừng phát triển, gia tăng mạnh mẽ về quy mô, diện tích và năng suất, sản lượng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, công nghệ chế biến sau thu hoạch bước đầu có sự quan tâm đầu tư, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xác định việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho ngành nông nghiệp như giảm chi phí vận hành, khả năng tiếp cận khách hàng cao, người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp, chính xác nhờ dữ liệu báo cáo hàng ngày, giúp tối ưu hóa năng suất lao động của mỗi người trong hệ thống, tăng tính cạnh tranh của tổ chức đến nay việc thực hiện áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: tỉnh Yên Bái đã chủ động áp dụng chuyển đổi số cho 47 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, 37 doanh nghiệp, HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, Hữu cơ với nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh như: chè, măng tre bát độ, sơn tra, quế hữu cơ. Đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 8 sản phẩm: Bưởi Khả Lĩnh, Nếp Tú Lệ, Chè Shan Phình Hồ, Chè Shan Văn Chấn, Măng tre Bát Độ Yên Bái, Gạo Mường Lò, Sản phẩm Quế huyện Văn Yên. Áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm cho 17 doanh nghiệp, HTX truy xuất nguồn gốc sản phẩm trồng trọt như: cam, bưởi, chè, lúa gạo, miến, măng...
Các sản vật của Yên Bái như: miến đao Giới Phiên, cá mương sấy ướp riềng hồ Thác Bà, lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, nước rửa chén Trà thảo mộc Quế Phát, cao cà gai leo Viễn Sơn… cùng hàng chục sản phẩm OCOP khác của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử VOSO.VN, POS mart.vn, có gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm....
Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp cho 13 doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó: 8 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi gà với quy mô 205.000 con sản lượng 110 tấn/năm; 2 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi vịt với quy mô 20.000 con sản lượng 54 tấn/năm; 1 HTX chăn nuôi ong với quy mô 50 đàn, sản lượng 500kg mật/năm đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP; 2 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm.
Cùng với đó đã xây dựng chỉ dẫn địa lý "Mật ong Mù Cang Chải" cho sản phẩm Mật ong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Ba ba gai Văn Chấn. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể ”Thị hun khói Mường Lò", "Lợn đen bản địa Trạm Tấu", "Gà đen bản địa Trạm Tấu”, "Mật ong Văn Chấn".
Tỉnh Yên Bái cũng đã áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp cho 03 doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó: 02 doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với quy mô 107 lồng cá, sản lượng 734,1 tấn/năm đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP; 1 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản áp dụng phần mềm, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Áp dụng chuyển đổi số đối với lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh tính đến hết năm 2020 cấp được 4.038 ha rừng chứng chỉ FSC, kế hoạch năm 2021 cấp 11.294 ha cho các huyện (Trấn Yên 4.598 ha, Lục Yên 2.824 ha, Văn Chấn 4000 ha).
Bên cạnh việc chủ động ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp cũng đã phối hợp với một số ngành hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, xây dựng hồ sơ sản phẩm OCOP cho 94 sản phẩm nông lâm thuỷ sản; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 17 sản phẩm; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm; hỗ trợ 10 Chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm. Ngoài ra các doanh nghiệp hợp tác xã đã áp dụnsg bán các sản phẩm trên mạng xã hội như Zalo, facebook và thanh toán 100% qua thương mại điện tử ....
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa được 68 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch điện tử VOSO.VN để mua, bán các sản phẩm; Sàn giao dịch điện tử POSMART của Bưu điện tỉnh đưa được 44 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch để mua, bán các sản phẩm trên hệ thống bán hàng điện tử.
Tuy nhiên, qua triển khai việc chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng cho thấy còn nhiều hạn chế: do một bộ phận dân trí còn thấp, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Cách tiếp cận mạng xã hội, zalo, Facebook… chưa có kỹ năng nên việc giao dịch, trao đổi, đưa sản phẩm ra thị trường còn khiêm tốn. Trong quá trình sản xuất, chưa tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bạn hàng, chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất bằng mọi giá; do vậy, sản phẩm làm ra bị lỗi, dẫn đến mất niềm tin của đối tác. Thiết bị đầu tư cho công nghệ số ở cơ sở còn lạc hậu so với sự phát triển.
Cùng với đó, phần lớn các ứng dụng công nghệ thông tin được trang bị cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay chưa thể phát huy tác dụng của nó như yêu cầu của chuyển đổi số như thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
Cũng theo ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỉnh Yên Bái cần sớm khắc phục các "điểm nghẽn”, ưu tiên những thế mạnh của địa phương, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và ngay cả lĩnh vực điều hành, quản lý cũng cần ứng dụng mạnh chuyển đổi số để các chính sách hỗ trợ, chỉ đạo sản xuất được kịp thời hơn. Có như vậy, ngành nông nghiệp Yên Bái không bị chậm nhịp trong việc chuyển đổi số của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.