CTTĐT - Nhận thức việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là phương châm của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) ở Yên Bái. Trong những năm qua, MTTQ và các đoàn thể CT-XH trong tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc theo hướng sát thực tế, địa bàn, đối tượng; đa dạng hóa các mô hình tập hợp quần chúng, nhiều phong trào, cuộc vận động được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Đồng chí Giàng A Tông - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh tiếp thu ý kiến của cử tri và nhân dân trước kỳ họp HĐND tỉnh.
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh và Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có nhiều cố gắng, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức CTXH theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tránh hành chính hóa trong hoạt động…
Cụ thể công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ và hiệu quả hơn cả về nội dung và hình thức, chuyển tải đã kịp thời phản ánh thông tin hai chiều đến với các tầng lớp nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động được MTTQ các cấp tập trung hướng mạnh về khu dân cư; đặc biệt việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc vào ngày 18/11 hàng năm với trên 99 % khu dân cư tổ chức Ngày hội có nhiều nét mới, nổi bật; hoạt động phong phú, sinh động, được nhân dân hưởng ứng tích cực, thể hiện sự đoàn kết gắn bó của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Việc phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân; thu hút, tập hợp nhân dân được đặc biệt chú trọng. Thực hiện chương trình công tác năm 2019 và chương trình 144 của Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh triển khai thành lập trên 1.500 mô hình tự quản tại 1.364 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh; hỗ trợ xây dựng trên 120 nhà đại đoàn kết; MTTQ và các tổ chức thành viên hiệp thương, phân công giúp đỡ trên 500 hộ thoát nghèo (có địa chỉ và không trùng lắp); tham gia thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch đẹp tại 22 xã đăng ký về đích nông thôn mới 2019; vận động thành lập 15 doanh nghiệp, 20 Hợp tác xã và 250 Tổ hợp tác trên toàn tỉnh.
Nhiệm vụ MTTQ tham gia giám sát và phản biện xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được xác định rõ hơn. Công tác tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước được đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Qua đó khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy, nhân dân đồng thuận thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh đã chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án về đổi mới mô hình tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Bộ máy đã được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc thực hiện đổi mới mô hình tổ chức khắc phục được tình trạng chồng chéo, lãng phí nguồn nhân lực, “hành chính hóa”; đảm bảo được tính đồng bộ, tổng thể, phát huy được sức mạnh tổng hợp của MTTQ và các đoàn thể trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ quyền lợi ích cho nhân dân. Đồng thời, khi cơ cấu lại đội ngũ cán bộ hợp lý, môi trường công tác đã được cải thiện rõ rệt, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động của MTTQ các cấp hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có nơi, có lúc còn biểu hiện “hành chính hóa” trong hoạt động. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa thực sự rõ nét, công tác nắm tình hình nhân dân có lúc, có việc chưa tốt; việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua chưa thường xuyên, chính sách cho cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập; công tác giám sát, phản biện xã hội có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, biểu hiện “hành chính hóa” vẫn còn xảy ra.
Để phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục khắc phục “hành chính hóa”, trong thời gian tới MTTQ các cấp cần xây dựng cho cán bộ Mặt trận phong cách "trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân", đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng. Hoạt động của mặt trận và các tổ chức đoàn thể cần tăng cường việc nắm tình hình nhân dân, lắng nghe, gặp gỡ, đối thoại giữa người đứng đầu với nhân dân để kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc từ cơ sở.
Đổi mới đồng bộ về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam; cần lựa chọn các nội dung đưa vào chương trình hành động phù hợp với quyền, trách nhiệm của Mặt trận, tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường xây dựng mô hình thiết thực, hiệu quả, giảm hành chính một cách thiết thực, hiệu quả. Trong đó đặc biệt coi trọng nội dung về tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, về giám sát và phản biện xã hội, về tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, về tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới nhân dân.
Thực hiện tốt các Đề án của tỉnh về đổi mới mô hình tổ chức của MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc và phát huy được hiệu lực, hiệu quả của Đề án. Thường xuyên tập huấn kỹ năng vận động nhân dân cho cán bộ cơ sở; nâng cao năng lực hành chính, cải tiến lề lối làm việc, phương pháp công tác, cách thức tiếp cận, vận động, tập hợp nhân dân. Giảm văn bản, giấy tờ không cần thiết. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác mặt trận, khai thác thông tin chỉ đạo, hướng dẫn trên Website của mặt trận Trung ương, UBND tỉnh, Trang Thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh, phối hợp triển khai truyền hình trực tuyến, thực hiện việc gửi, nhận văn bản qua phần mềm quản lý văn bản, qua qua hộp thư điện tử.
Khắc phục được bệnh hành chính hóa trong hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CT-XH sẽ góp phần xóa bỏ những sự bất hợp lý, thiếu khoa học gây cản trở sự phát triển đúng hướng theo tính chất, phương châm và đặc thù của công tác vận động quần chúng trên tinh thần tự nguyện của đoàn viên, hội viên. Qua đó, củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân./.
1289 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhận thức việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là phương châm của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) ở Yên Bái. Trong những năm qua, MTTQ và các đoàn thể CT-XH trong tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc theo hướng sát thực tế, địa bàn, đối tượng; đa dạng hóa các mô hình tập hợp quần chúng, nhiều phong trào, cuộc vận động được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh và Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có nhiều cố gắng, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức CTXH theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tránh hành chính hóa trong hoạt động…
Cụ thể công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ và hiệu quả hơn cả về nội dung và hình thức, chuyển tải đã kịp thời phản ánh thông tin hai chiều đến với các tầng lớp nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động được MTTQ các cấp tập trung hướng mạnh về khu dân cư; đặc biệt việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc vào ngày 18/11 hàng năm với trên 99 % khu dân cư tổ chức Ngày hội có nhiều nét mới, nổi bật; hoạt động phong phú, sinh động, được nhân dân hưởng ứng tích cực, thể hiện sự đoàn kết gắn bó của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Việc phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân; thu hút, tập hợp nhân dân được đặc biệt chú trọng. Thực hiện chương trình công tác năm 2019 và chương trình 144 của Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh triển khai thành lập trên 1.500 mô hình tự quản tại 1.364 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh; hỗ trợ xây dựng trên 120 nhà đại đoàn kết; MTTQ và các tổ chức thành viên hiệp thương, phân công giúp đỡ trên 500 hộ thoát nghèo (có địa chỉ và không trùng lắp); tham gia thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch đẹp tại 22 xã đăng ký về đích nông thôn mới 2019; vận động thành lập 15 doanh nghiệp, 20 Hợp tác xã và 250 Tổ hợp tác trên toàn tỉnh.
Nhiệm vụ MTTQ tham gia giám sát và phản biện xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được xác định rõ hơn. Công tác tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước được đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Qua đó khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy, nhân dân đồng thuận thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh đã chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án về đổi mới mô hình tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Bộ máy đã được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc thực hiện đổi mới mô hình tổ chức khắc phục được tình trạng chồng chéo, lãng phí nguồn nhân lực, “hành chính hóa”; đảm bảo được tính đồng bộ, tổng thể, phát huy được sức mạnh tổng hợp của MTTQ và các đoàn thể trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ quyền lợi ích cho nhân dân. Đồng thời, khi cơ cấu lại đội ngũ cán bộ hợp lý, môi trường công tác đã được cải thiện rõ rệt, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động của MTTQ các cấp hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có nơi, có lúc còn biểu hiện “hành chính hóa” trong hoạt động. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa thực sự rõ nét, công tác nắm tình hình nhân dân có lúc, có việc chưa tốt; việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua chưa thường xuyên, chính sách cho cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập; công tác giám sát, phản biện xã hội có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, biểu hiện “hành chính hóa” vẫn còn xảy ra.
Lãnh đạo Ủy ban TW MTTQ và MTTQ tỉnh Yên Bái hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do thiên tai
Để phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục khắc phục “hành chính hóa”, trong thời gian tới MTTQ các cấp cần xây dựng cho cán bộ Mặt trận phong cách "trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân", đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng. Hoạt động của mặt trận và các tổ chức đoàn thể cần tăng cường việc nắm tình hình nhân dân, lắng nghe, gặp gỡ, đối thoại giữa người đứng đầu với nhân dân để kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc từ cơ sở.
Đổi mới đồng bộ về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam; cần lựa chọn các nội dung đưa vào chương trình hành động phù hợp với quyền, trách nhiệm của Mặt trận, tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường xây dựng mô hình thiết thực, hiệu quả, giảm hành chính một cách thiết thực, hiệu quả. Trong đó đặc biệt coi trọng nội dung về tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, về giám sát và phản biện xã hội, về tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, về tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới nhân dân.
Thực hiện tốt các Đề án của tỉnh về đổi mới mô hình tổ chức của MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc và phát huy được hiệu lực, hiệu quả của Đề án. Thường xuyên tập huấn kỹ năng vận động nhân dân cho cán bộ cơ sở; nâng cao năng lực hành chính, cải tiến lề lối làm việc, phương pháp công tác, cách thức tiếp cận, vận động, tập hợp nhân dân. Giảm văn bản, giấy tờ không cần thiết. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác mặt trận, khai thác thông tin chỉ đạo, hướng dẫn trên Website của mặt trận Trung ương, UBND tỉnh, Trang Thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh, phối hợp triển khai truyền hình trực tuyến, thực hiện việc gửi, nhận văn bản qua phần mềm quản lý văn bản, qua qua hộp thư điện tử.
Khắc phục được bệnh hành chính hóa trong hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CT-XH sẽ góp phần xóa bỏ những sự bất hợp lý, thiếu khoa học gây cản trở sự phát triển đúng hướng theo tính chất, phương châm và đặc thù của công tác vận động quần chúng trên tinh thần tự nguyện của đoàn viên, hội viên. Qua đó, củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân./.