CTTĐT - Thực hiện Công văn số 1051/MT-SKHC ngày 08/8/2019 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải cơ sở y tế sau bão lũ năm 2019.
Ảnh minh họa
Trước tình hình mưa bão có nhiều diễn biến bất thường, để chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, đảm bảo nguồn nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt, công tác xử lý môi trường và đặc biệt là công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong và sau lũ lụt, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Trước khi có mưa, bão lũ xảy ra
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế xã, phường, thôn bản và người dân thực hiện tốt các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với tình trạng mưa bão, lũ lụt. Chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, các phương tiện, dụng cụ để xử lý môi trường, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước tại các nhà máy nước, cơ sở cấp nước tập trung, các trường học, các nguồn nước nhỏ lẻ hộ gia đình, nhất là các khu vực thường bị ngập úng khi mưa lũ.
- Bố trí đủ nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị để xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng phương án chi tiết cho công tác xử lý nguồn nước, xử lý các sự cố về vệ sinh môi trường nếu có trường hợp bão lụt xảy ra. Đặc biệt là hướng dẫn sử dụng, vận hành các máy phun, bình phun hóa chất thanh khiết môi trường.
- Nghiên cứu tài liệu do Cục Quản lý môi trường y tế ban hành: Cuốn “Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt” đăng trong Website của Cục Quản lý Môi trường Y tế tại địa chỉ: http://vihema.gov.vn/so-tay-huong-dan-xu-ly-nuoc-va-ve-sinh-moi-truong-trong-mua-bao-lut.html; Hoặc Hướng dẫn các biện pháp xử lý nước hộ gia đình đơn giản đăng tại: http://vihema.gov.vn/huong-dan-mot-so-bien-phap-xu-ly-nuoc-ho-gia-dinh-bang-cac-bien-phap-don-gian.html).
2. Trong khi có bão, lũ xảy ra
- Tổ chức các đoàn công tác, đội cơ động thường trực 24/24 giờ. Tăng cường kiểm tra cơ sở theo dõi nắm bắt tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và nhất là công tác quản lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
- Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường tại các địa bàn có xảy ra ngập úng, lũ quét. Hướng dẫn người dân thau rửa và khử trùng các bể nước, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm bằng các chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
3. Sau khi bão, lụt xảy ra
- Khi nước ngập bắt đầu rút, tổ chức hướng dẫn cán bộ y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động tổng vệ sinh môi trường theo hướng dẫn tại cuốn “Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt”.
- Hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động xử lý môi trường như: thu gom, xử lý xác súc vật chết, xử lý các nguồn nước ăn uống sinh hoạt bị ngập hoặc ô nhiễm, thu gom rác thải và tổ chức phun thanh khiết diệt côn trùng, diệt các véc tơ truyền bệnh tại các vùng bị ngập lụt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước của các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung để đảm bảo lượng Clo dư luôn đạt 0,2 - 1 mg/l tại vòi sử dụng. Tăng cường kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình.
4. Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả đảm bảo kiểm soát được tình hình dịch bệnh và sức khỏe của người dân trong và sau bão lụt.
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thường xuyên về Sở Y tế (bộ phận thường trực - Phòng Nghiệp vụ Y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
1342 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Công văn số 1051/MT-SKHC ngày 08/8/2019 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải cơ sở y tế sau bão lũ năm 2019.Trước tình hình mưa bão có nhiều diễn biến bất thường, để chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, đảm bảo nguồn nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt, công tác xử lý môi trường và đặc biệt là công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong và sau lũ lụt, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Trước khi có mưa, bão lũ xảy ra
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế xã, phường, thôn bản và người dân thực hiện tốt các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với tình trạng mưa bão, lũ lụt. Chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, các phương tiện, dụng cụ để xử lý môi trường, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước tại các nhà máy nước, cơ sở cấp nước tập trung, các trường học, các nguồn nước nhỏ lẻ hộ gia đình, nhất là các khu vực thường bị ngập úng khi mưa lũ.
- Bố trí đủ nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị để xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng phương án chi tiết cho công tác xử lý nguồn nước, xử lý các sự cố về vệ sinh môi trường nếu có trường hợp bão lụt xảy ra. Đặc biệt là hướng dẫn sử dụng, vận hành các máy phun, bình phun hóa chất thanh khiết môi trường.
- Nghiên cứu tài liệu do Cục Quản lý môi trường y tế ban hành: Cuốn “Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt” đăng trong Website của Cục Quản lý Môi trường Y tế tại địa chỉ: http://vihema.gov.vn/so-tay-huong-dan-xu-ly-nuoc-va-ve-sinh-moi-truong-trong-mua-bao-lut.html; Hoặc Hướng dẫn các biện pháp xử lý nước hộ gia đình đơn giản đăng tại: http://vihema.gov.vn/huong-dan-mot-so-bien-phap-xu-ly-nuoc-ho-gia-dinh-bang-cac-bien-phap-don-gian.html).
2. Trong khi có bão, lũ xảy ra
- Tổ chức các đoàn công tác, đội cơ động thường trực 24/24 giờ. Tăng cường kiểm tra cơ sở theo dõi nắm bắt tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và nhất là công tác quản lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
- Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường tại các địa bàn có xảy ra ngập úng, lũ quét. Hướng dẫn người dân thau rửa và khử trùng các bể nước, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm bằng các chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
3. Sau khi bão, lụt xảy ra
- Khi nước ngập bắt đầu rút, tổ chức hướng dẫn cán bộ y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động tổng vệ sinh môi trường theo hướng dẫn tại cuốn “Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt”.
- Hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động xử lý môi trường như: thu gom, xử lý xác súc vật chết, xử lý các nguồn nước ăn uống sinh hoạt bị ngập hoặc ô nhiễm, thu gom rác thải và tổ chức phun thanh khiết diệt côn trùng, diệt các véc tơ truyền bệnh tại các vùng bị ngập lụt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước của các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung để đảm bảo lượng Clo dư luôn đạt 0,2 - 1 mg/l tại vòi sử dụng. Tăng cường kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình.
4. Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả đảm bảo kiểm soát được tình hình dịch bệnh và sức khỏe của người dân trong và sau bão lụt.
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thường xuyên về Sở Y tế (bộ phận thường trực - Phòng Nghiệp vụ Y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.