CTTĐT - Nằm ở độ cao từ 1.100- 1.300m so với mực nước biển, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi đây có những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với sản phẩm chè chất lượng thơm ngon không thua kém gì so với chè Shan Tuyết Suối Giàng ở huyện Văn Chấn và một số địa phương trong tỉnh. Với giá trị văn hóa lịch sử và giá trị kinh tế cao, xã Phình Hồ đã và đang đặc biệt quan tâm phát triển các diện tích chè Shan. Đồng thời phối hợp với các đơn vị xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết Phình Hồ để nâng tầm giá trị của sản phẩm đặc sản của địa phương.
Đồng bào Mông xã Phình Hồ thu hái chè Shan.
Gia đình anh Giàng A Chơ thôn Chí Lư, xã Phình Hồ, Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có hơn 2ha diện tích chè Shan với tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, đây được xác định là “vàng xanh” của gia đình anh, bởi mỗi năm gia đình anh thu hái hơn 20 tấn chè búp tươi, giá bán ổn định từ 7-8 nghìn đồng/1kg đã mang lại nguồn thu gần 140 triệu đồng cho gia đình. Để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, sau mỗi lứa thu hoạch, gia đình anh lại tập trung làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ mối xông và trồng dặm để bảo vệ và phát triển các diện tích chè của gia đình. Anh Giàng A Chơ chia sẻ: Mình cũng tham gia vào HTX sản xuất chè Shan Phình Hồ, thông qua các buổi tập huấn, thăm quan mô hình ở các tỉnh bạn, huyện bạn, mình được chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái các sản phẩm chè Shan nên búp chè của gia đình mình thu hái đến đâu được thu mua hết đến đó.
Với hơn 620ha chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó có gần 400 ha đang trong thời kỳ thu hoạch, còn lại là các diện tích trồng dặm, trồng bổ sung thay thế. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân đồng bào dân tộc Mông trong xã Phình Hồ, để bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế từ chè Shan cho bà con nhân dân, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăm sóc, các hộ gia đình đã đầu tư dây thép gai, lưới B40 để khoanh vùng bảo vệ, không để gia súc phá hại. Vận động nhân dân thu hái bằng tay, đúng phẩm cấp 1 tôm 2 lá để nâng cao giá thành, chất lượng búp chè. Ông Sùng A Dò- Trưởng thôn Chí Lư, xã Phình Hồ cho biết: Nhân dân trong thôn đa phần kinh tế đều dựa vào cây chè, nên việc bảo vệ các diện tích chè hiện có được bà con trong thôn quan tâm. Thôn cũng vận động bà con mở rộng các diện tích trồng bằng giống hè Shan hạt tự ươm, do nhu cầu của người dân về cây giống tăng cao nên hiện nay việc ươm bầu chè giống để bán cũng được nhân dân chú trọng để nâng cao thu nhập.
Không chỉ quy hoạch, phát triển rộng các diện tích chè Shan tuyết của địa phương, xã Phình Hồ còn đặc biệt quan tâm tới việc tạo cơ chế đầu tư, thủ tục hành chính thông thoáng nhằm thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại trong sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Shan tại địa bàn. Hiện nay, sản phẩm chè búp tươi của xã Phình Hồ đang được Công ty TNHH chè Hiệp Thành có nhà máy sản xuất tại địa phương thu mua sản phẩm cho người dân. Với việc đầu tư máy móc hiện đại, vào vụ chè, bình quân mỗi ngày Công ty thu mua và chế biến trên dưới 5 tấn chè búp tươi. Bằng phương pháp phơi héo, sao tay thủ công, sản phẩm chè của Công ty sản xuất ra có ngoại hình, mẫu mã đẹp, hương thơm tự nhiên, màu nước vàng nhẹ, có vị ngọt, thanh mát. Hiện nay, Công ty đang sản xuất 3 loại chè chính gồm: Chè xanh, Hồng trà và Bạch trà. Đồng thời cũng đang nghiên cứu để đưa ra thị trường sản phẩm chè Phổ Nhĩ vào cuối năm nay. Ông Giàng A Lầu- Giám đốc HTX chè Shan tuyết Phình Hồ nhận định: Chúng tôi đã ký cam kết với các hộ dân trong xã để tiến hành bao tiêu, thu mua chè búp tươi cho bà con với giá thành ổn định và quy hoạch vùng nguyên liệu lâu dài. Việc sản xuất, đóng gói các sản phẩm chè cũng được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu với sản phẩm chè hữu cơ, nên chất lượng các sản phẩm chè được nâng cao, người thưởng trà trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Với giá trị kinh tế cao, năng suất bình quân đạt từ 9-10 tấn/ha, hiện nay cây chè Shan tuyết đang là loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đồng bào Mông xã Phình Hồ. Để bảo tồn và phát triển vùng chè, huyện Trạm Tấu đang tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của tỉnh và các chương trình, dự án, khuyến khích phát triển trồng và chế biến chè Shan tuyết Phình Hồ theo tiêu chuẩn chè hữu cơ. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc các sản phẩm chè Shan hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn của Châu Âu và Mỹ. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan Phình Hồ, dự kiến có văn bằng bảo hộ vào tháng 11/2021, sẽ là sản phẩm chè đầu tiên của tỉnh Yên bái được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm cũng được tỉnh Yên Bái chấm đạt tiêu chuẩn 3 sao theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Ông Sùng A Rua- Chủ tịch UBND xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu phấn khởi cho biết: Xác định được vị trí quan trọng của cây chè Shan tuyết với đời sống kinh tế của đồng bào địa phương, cùng với đó là nhằm bảo tồn nguồn gen quý, nhân rộng các diện tích chè Shan hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu âu là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Phình Hồ trong những năm qua. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè của địa phương sẽ góp phần nâng tầm giá trị, đưa các sản phẩm chè Shan mang gốc bản địa đến với người tiêu dùng, qua đó sẽ là những yếu tố thúc đẩy việc chăm sóc bảo vệ và nhân rộng vùng chè có chất lượng tại địa phương.
Với sự hòa quyện giữa tinh hoa của đất trời, cùng đôi bàn tay chăm sóc của những đồng bào Mông xã Phình Hồ, từng búp chè Shan Tuyết cổ thụ ở nơi đây ngày một xanh mướt. Không chỉ vượt trội về chất lượng, mà với phương thức sản xuất cổ truyền, các sản phẩm chè Shan của Phình Hồ đang dần bay xa, mang hương vị của núi rừng hùng vĩ đến với muôn phương./.
2066 lượt xem
CTV: Nguyễn Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm ở độ cao từ 1.100- 1.300m so với mực nước biển, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi đây có những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với sản phẩm chè chất lượng thơm ngon không thua kém gì so với chè Shan Tuyết Suối Giàng ở huyện Văn Chấn và một số địa phương trong tỉnh. Với giá trị văn hóa lịch sử và giá trị kinh tế cao, xã Phình Hồ đã và đang đặc biệt quan tâm phát triển các diện tích chè Shan. Đồng thời phối hợp với các đơn vị xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết Phình Hồ để nâng tầm giá trị của sản phẩm đặc sản của địa phương.Gia đình anh Giàng A Chơ thôn Chí Lư, xã Phình Hồ, Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có hơn 2ha diện tích chè Shan với tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, đây được xác định là “vàng xanh” của gia đình anh, bởi mỗi năm gia đình anh thu hái hơn 20 tấn chè búp tươi, giá bán ổn định từ 7-8 nghìn đồng/1kg đã mang lại nguồn thu gần 140 triệu đồng cho gia đình. Để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, sau mỗi lứa thu hoạch, gia đình anh lại tập trung làm cỏ, chăm sóc, phòng trừ mối xông và trồng dặm để bảo vệ và phát triển các diện tích chè của gia đình. Anh Giàng A Chơ chia sẻ: Mình cũng tham gia vào HTX sản xuất chè Shan Phình Hồ, thông qua các buổi tập huấn, thăm quan mô hình ở các tỉnh bạn, huyện bạn, mình được chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái các sản phẩm chè Shan nên búp chè của gia đình mình thu hái đến đâu được thu mua hết đến đó.
Với hơn 620ha chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó có gần 400 ha đang trong thời kỳ thu hoạch, còn lại là các diện tích trồng dặm, trồng bổ sung thay thế. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân đồng bào dân tộc Mông trong xã Phình Hồ, để bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế từ chè Shan cho bà con nhân dân, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăm sóc, các hộ gia đình đã đầu tư dây thép gai, lưới B40 để khoanh vùng bảo vệ, không để gia súc phá hại. Vận động nhân dân thu hái bằng tay, đúng phẩm cấp 1 tôm 2 lá để nâng cao giá thành, chất lượng búp chè. Ông Sùng A Dò- Trưởng thôn Chí Lư, xã Phình Hồ cho biết: Nhân dân trong thôn đa phần kinh tế đều dựa vào cây chè, nên việc bảo vệ các diện tích chè hiện có được bà con trong thôn quan tâm. Thôn cũng vận động bà con mở rộng các diện tích trồng bằng giống hè Shan hạt tự ươm, do nhu cầu của người dân về cây giống tăng cao nên hiện nay việc ươm bầu chè giống để bán cũng được nhân dân chú trọng để nâng cao thu nhập.
Không chỉ quy hoạch, phát triển rộng các diện tích chè Shan tuyết của địa phương, xã Phình Hồ còn đặc biệt quan tâm tới việc tạo cơ chế đầu tư, thủ tục hành chính thông thoáng nhằm thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại trong sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Shan tại địa bàn. Hiện nay, sản phẩm chè búp tươi của xã Phình Hồ đang được Công ty TNHH chè Hiệp Thành có nhà máy sản xuất tại địa phương thu mua sản phẩm cho người dân. Với việc đầu tư máy móc hiện đại, vào vụ chè, bình quân mỗi ngày Công ty thu mua và chế biến trên dưới 5 tấn chè búp tươi. Bằng phương pháp phơi héo, sao tay thủ công, sản phẩm chè của Công ty sản xuất ra có ngoại hình, mẫu mã đẹp, hương thơm tự nhiên, màu nước vàng nhẹ, có vị ngọt, thanh mát. Hiện nay, Công ty đang sản xuất 3 loại chè chính gồm: Chè xanh, Hồng trà và Bạch trà. Đồng thời cũng đang nghiên cứu để đưa ra thị trường sản phẩm chè Phổ Nhĩ vào cuối năm nay. Ông Giàng A Lầu- Giám đốc HTX chè Shan tuyết Phình Hồ nhận định: Chúng tôi đã ký cam kết với các hộ dân trong xã để tiến hành bao tiêu, thu mua chè búp tươi cho bà con với giá thành ổn định và quy hoạch vùng nguyên liệu lâu dài. Việc sản xuất, đóng gói các sản phẩm chè cũng được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu với sản phẩm chè hữu cơ, nên chất lượng các sản phẩm chè được nâng cao, người thưởng trà trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Với giá trị kinh tế cao, năng suất bình quân đạt từ 9-10 tấn/ha, hiện nay cây chè Shan tuyết đang là loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đồng bào Mông xã Phình Hồ. Để bảo tồn và phát triển vùng chè, huyện Trạm Tấu đang tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của tỉnh và các chương trình, dự án, khuyến khích phát triển trồng và chế biến chè Shan tuyết Phình Hồ theo tiêu chuẩn chè hữu cơ. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc các sản phẩm chè Shan hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn của Châu Âu và Mỹ. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan Phình Hồ, dự kiến có văn bằng bảo hộ vào tháng 11/2021, sẽ là sản phẩm chè đầu tiên của tỉnh Yên bái được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm cũng được tỉnh Yên Bái chấm đạt tiêu chuẩn 3 sao theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Ông Sùng A Rua- Chủ tịch UBND xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu phấn khởi cho biết: Xác định được vị trí quan trọng của cây chè Shan tuyết với đời sống kinh tế của đồng bào địa phương, cùng với đó là nhằm bảo tồn nguồn gen quý, nhân rộng các diện tích chè Shan hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu âu là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Phình Hồ trong những năm qua. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè của địa phương sẽ góp phần nâng tầm giá trị, đưa các sản phẩm chè Shan mang gốc bản địa đến với người tiêu dùng, qua đó sẽ là những yếu tố thúc đẩy việc chăm sóc bảo vệ và nhân rộng vùng chè có chất lượng tại địa phương.
Với sự hòa quyện giữa tinh hoa của đất trời, cùng đôi bàn tay chăm sóc của những đồng bào Mông xã Phình Hồ, từng búp chè Shan Tuyết cổ thụ ở nơi đây ngày một xanh mướt. Không chỉ vượt trội về chất lượng, mà với phương thức sản xuất cổ truyền, các sản phẩm chè Shan của Phình Hồ đang dần bay xa, mang hương vị của núi rừng hùng vĩ đến với muôn phương./.