CTTĐT - Ngày 6/9, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thế Phước đã ký Công văn số 3048 gửi các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc sẵn sàng, chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Các địa phương cần chủ động, ứng phó với mưa lớn
Công văn này nhằm thực hiện Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai; Văn bản số 1100/TTg-NN ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo đó, đế sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, nhất là tình huống xảy ra mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai hiện có, chủ động xây dựng phương án ứng phó từng tình huống thiên tai cụ thể trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình huống mưa lũ, bão lớn đế triển khai thực hiện khi có tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai, tổ chức cứu hộ cứu nạn, nhất là việc sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ; Chỉ đạo kiểm tra rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống xảy ra mưa, lũ lớn kéo dài.
Bố trí cảnh báo tại các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường dễ bị ngập nước, đoạn đường dễ bị sạt lở đất, đá, khu vực hay xảy ra lũ ống, lũ quét để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức ứng phó, khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố ô nhiễm môi trường trong vùng xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... nhất là hướng dẫn xử lý đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân; Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai.
Đặc biệt, Sở Y tế chỉ đạo xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho các cơ sở y tế, cơ sở điều trị dã chiến, khu cách ly tập trung trong tình huống xảy ra thiên tai; Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế,... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid- 19 cùng cấp ưu tiên triển khai tiêm vắc-xin cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai và chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động: Tố chức các tổ, đội xung kích phòng chống thiên tai tại từng thôn, bản với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt đế chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu. Kiểm tra, tổ chức xử lý, thanh thải vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét khi mưa lớn.
915 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 6/9, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thế Phước đã ký Công văn số 3048 gửi các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc sẵn sàng, chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.Công văn này nhằm thực hiện Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai; Văn bản số 1100/TTg-NN ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo đó, đế sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, nhất là tình huống xảy ra mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai hiện có, chủ động xây dựng phương án ứng phó từng tình huống thiên tai cụ thể trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình huống mưa lũ, bão lớn đế triển khai thực hiện khi có tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai, tổ chức cứu hộ cứu nạn, nhất là việc sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ; Chỉ đạo kiểm tra rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống xảy ra mưa, lũ lớn kéo dài.
Bố trí cảnh báo tại các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường dễ bị ngập nước, đoạn đường dễ bị sạt lở đất, đá, khu vực hay xảy ra lũ ống, lũ quét để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức ứng phó, khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố ô nhiễm môi trường trong vùng xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... nhất là hướng dẫn xử lý đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân; Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai.
Đặc biệt, Sở Y tế chỉ đạo xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho các cơ sở y tế, cơ sở điều trị dã chiến, khu cách ly tập trung trong tình huống xảy ra thiên tai; Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế,... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid- 19 cùng cấp ưu tiên triển khai tiêm vắc-xin cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai và chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động: Tố chức các tổ, đội xung kích phòng chống thiên tai tại từng thôn, bản với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt đế chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu. Kiểm tra, tổ chức xử lý, thanh thải vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét khi mưa lớn.