Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 2/11/2021 ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.
Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2021-2025 là triệt để THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch COVID-19, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Theo yêu cầu, THTK, CLP phải đảm bảo thúc đẩy việc huy động, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển kinh tế-xã hội.
THTK, CLP phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân, gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện; đảm bảo phân công, phân cấp cụ thể, rõ đầu mối thực hiện.
THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính
Công tác THTK, CLP giai đoạn 2021-2025 tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong các lĩnh vực để khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%, GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD, tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm.
Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế, đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP; tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong triển khai nhiệm vụ, dự án, đề án; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; thực hiện đúng dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo bình quân giai đoạn 2021-2025 ở mức 3,7% GDP, trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết
Thực hiện quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển; rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả; đảm bảo an toàn nợ công, trong đó: trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP, trần nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm không quá 50% GDP.
Đồng thời, tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường; hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế lớn
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm doanh nghiệp Nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn, thực hiện quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động, có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Kiên quyết đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, hướng tới mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,5%/năm. Triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao…
Tăng cường THTK, CLP trên các lĩnh vực
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP; tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực; đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP.
Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
1350 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 2/11/2021 ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2021-2025 là triệt để THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch COVID-19, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Theo yêu cầu, THTK, CLP phải đảm bảo thúc đẩy việc huy động, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển kinh tế-xã hội.
THTK, CLP phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân, gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện; đảm bảo phân công, phân cấp cụ thể, rõ đầu mối thực hiện.
THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính
Công tác THTK, CLP giai đoạn 2021-2025 tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong các lĩnh vực để khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%, GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD, tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm.
Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế, đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP; tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong triển khai nhiệm vụ, dự án, đề án; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; thực hiện đúng dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo bình quân giai đoạn 2021-2025 ở mức 3,7% GDP, trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết
Thực hiện quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển; rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả; đảm bảo an toàn nợ công, trong đó: trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP, trần nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm không quá 50% GDP.
Đồng thời, tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường; hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế lớn
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm doanh nghiệp Nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn, thực hiện quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động, có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Kiên quyết đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, hướng tới mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,5%/năm. Triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao…
Tăng cường THTK, CLP trên các lĩnh vực
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP; tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực; đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP.
Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…