Công điện ngày 15/9 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định mục tiêu và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có các cuộc làm việc trực tuyến với địa phương, kiểm tra đột xuất các xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống dịch theo các Công điện 1099 và 1022 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: VGP
Tối 14/9, Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng tiếp tục trao đổi trực tuyến với lãnh đạo 6 phường xã đang có diễn biến dịch phức tạp để kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại những địa bàn này, gồm: Phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá; Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang; Xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè; Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang; Phường An Hòa, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và thị trấn Long Bình, huyện An Phú của tỉnh An Giang.
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các địa phương này đều đang thực hiện giãn cách xã hội từ giữa tháng 7. Tuy nhiên, công tác chống dịch vẫn còn nhiều sơ hở từ cấp tỉnh, huyện, xã. Việc thực hiện xét nghiệm, trả kết quả còn chậm và chưa theo hướng dẫn, chưa triển khai xây dựng trạm y tế lưu động.
Nhiều nơi số ca trong cộng đồng vẫn tăng lên, như thị trấn Long Bình của huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày 14/9 đã phát hiện tới 32 ca trong cộng đồng. Nhận định tình hình tại An Phú đang rất nguy hiểm, Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu dồn toàn lực tập trung kiểm soát dịch tại huyện này. Sau đó, Thủ tướng kết nối trực tuyến với lãnh đạo Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch của huyện An Phú.
Thủ tướng chỉ ra 3 điểm yếu các địa phương này cần rút kinh nghiệm là: Thực hiện giãn cách nhưng không có mục tiêu; giãn cách nhưng thực hiện biện pháp y tế không đúng và giãn cách nhưng thực hiện không nghiêm các chỉ đạo trong các công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế ngay trong sáng 15/9 phải có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 về việc thực hiện giãn cách phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải đạt được mục tiêu; thực hiện xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ dân khu vực giãn cách, 2 ngày/lần; xét nghiệm ít nhất 3 lần; và triển khai ngay các trạm y tế lưu động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc chống dịch ở một số nơi vẫn còn sơ hở, chủ quan, thiếu mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khiến cho dịch bệnh lai rai, kéo dài. Ảnh: VGP
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội
Bộ Y tế nhận định: Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ và tập trung một số nội dung sau:
Thứ nhất, khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: (1) Thực hiện nghiêm việc giãn cách; (2) Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; (3) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; (4) Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; (5) Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Thứ hai, thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm real-time RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Thứ ba, tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân. Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Thứ tư, thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất. Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021; Quyết định 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Thứ năm, thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1393 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Công điện ngày 15/9 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định mục tiêu và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).Tối 14/9, Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng tiếp tục trao đổi trực tuyến với lãnh đạo 6 phường xã đang có diễn biến dịch phức tạp để kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại những địa bàn này, gồm: Phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá; Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang; Xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè; Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang; Phường An Hòa, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và thị trấn Long Bình, huyện An Phú của tỉnh An Giang.
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các địa phương này đều đang thực hiện giãn cách xã hội từ giữa tháng 7. Tuy nhiên, công tác chống dịch vẫn còn nhiều sơ hở từ cấp tỉnh, huyện, xã. Việc thực hiện xét nghiệm, trả kết quả còn chậm và chưa theo hướng dẫn, chưa triển khai xây dựng trạm y tế lưu động.
Nhiều nơi số ca trong cộng đồng vẫn tăng lên, như thị trấn Long Bình của huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày 14/9 đã phát hiện tới 32 ca trong cộng đồng. Nhận định tình hình tại An Phú đang rất nguy hiểm, Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu dồn toàn lực tập trung kiểm soát dịch tại huyện này. Sau đó, Thủ tướng kết nối trực tuyến với lãnh đạo Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch của huyện An Phú.
Thủ tướng chỉ ra 3 điểm yếu các địa phương này cần rút kinh nghiệm là: Thực hiện giãn cách nhưng không có mục tiêu; giãn cách nhưng thực hiện biện pháp y tế không đúng và giãn cách nhưng thực hiện không nghiêm các chỉ đạo trong các công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế ngay trong sáng 15/9 phải có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 về việc thực hiện giãn cách phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải đạt được mục tiêu; thực hiện xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ dân khu vực giãn cách, 2 ngày/lần; xét nghiệm ít nhất 3 lần; và triển khai ngay các trạm y tế lưu động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc chống dịch ở một số nơi vẫn còn sơ hở, chủ quan, thiếu mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khiến cho dịch bệnh lai rai, kéo dài. Ảnh: VGP
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội
Bộ Y tế nhận định: Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ và tập trung một số nội dung sau:
Thứ nhất, khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: (1) Thực hiện nghiêm việc giãn cách; (2) Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; (3) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; (4) Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; (5) Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Thứ hai, thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm real-time RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Thứ ba, tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân. Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Thứ tư, thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất. Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021; Quyết định 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Thứ năm, thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Các bài khác
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Yên Bái (14/09/2021)
- Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Yên Bái (13/09/2021)
- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021- 2025 (09/09/2021)
- Quy định mới hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (28/08/2021)
- Ban hành Quy định khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái (24/08/2021)
- Hướng dẫn một số quy định và biện pháp thi hành Luật Luật sư (20/08/2021)
- Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều (16/08/2021)
- Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đối với thành phố Yên Bái, huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên và huyện Trạm Tấu đợt 4 năm 2021 (16/08/2021)
- Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai (16/08/2021)
- Thủ tướng chỉ thị nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã (15/08/2021)
Xem thêm »