CTTĐT - Ngày 30/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng bà Carolyn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đồng chủ trì đối thoại chính sách cấp cao chuyển đổi sang Hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự đối thoại, tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và đại diện một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối thoại này là một diễn đàn cung cấp tri thức với sự tham gia của các diễn giả hàng đầu thế giới nhằm định hướng tầm nhìn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng phát triển xanh, phát thải thấp và bền vững.
Mở đầu diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: trong bối cảnh đại dịch Covid-19, dù tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, khó tránh khỏi, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan. Để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/10/2021 cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh thích ứng với khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững với các mô hình làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu.
Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ xây dựng nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”. Với tư duy mới, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực. Với tư duy sáng tạo, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hoá, đa dạng sinh học, cảnh quan trong nông nghiệp và thực phẩm. Với lợi thế địa kinh tế chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông lâm thủy sản cho khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, để chuyển mình thay đổi, ngành Nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp” của các nước trên thế giới và tại Việt Nam. Đó là: Hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng thích ứng, hướng tới tương lai; nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là ứng phó với biến đổi khí hậu; Nông nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về thích ứng và giảm thiểu; những trụ cột để Việt Nam xây dựng môi trường nông nghiệp…để triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung, giải pháp trọng tâm với tinh thần “Đổi mới tư duy” và “Cùng nhau hành động” để định hướng chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp.
805 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 30/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng bà Carolyn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đồng chủ trì đối thoại chính sách cấp cao chuyển đổi sang Hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước.Dự đối thoại, tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và đại diện một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối thoại này là một diễn đàn cung cấp tri thức với sự tham gia của các diễn giả hàng đầu thế giới nhằm định hướng tầm nhìn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng phát triển xanh, phát thải thấp và bền vững.
Mở đầu diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: trong bối cảnh đại dịch Covid-19, dù tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, khó tránh khỏi, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan. Để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/10/2021 cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh thích ứng với khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững với các mô hình làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu.
Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ xây dựng nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”. Với tư duy mới, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực. Với tư duy sáng tạo, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hoá, đa dạng sinh học, cảnh quan trong nông nghiệp và thực phẩm. Với lợi thế địa kinh tế chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông lâm thủy sản cho khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, để chuyển mình thay đổi, ngành Nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp” của các nước trên thế giới và tại Việt Nam. Đó là: Hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng thích ứng, hướng tới tương lai; nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là ứng phó với biến đổi khí hậu; Nông nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về thích ứng và giảm thiểu; những trụ cột để Việt Nam xây dựng môi trường nông nghiệp…để triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung, giải pháp trọng tâm với tinh thần “Đổi mới tư duy” và “Cùng nhau hành động” để định hướng chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp.