CTTĐT - Để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương có hiệu quả hơn, HĐND tỉnh tiếp tục lựa chọn những vấn đề mang tính toàn diện, có tầm ảnh hưởng rộng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 69 tại huyện Trấn Yên
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, công tác giám sát của Thường trực, các Ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái được tăng cường đổi mới và đạt được những kết quả cao.
Kế thừa và phát huy kết quả trong công tác giám sát của nhiệm kỳ trước, từ đầu nhiệm kỳ mới tới nay, hoạt động giám sát được Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh quan tâm triển khai có nhiều đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu.
Các hình thức, phương pháp và nội dung giám sát phong phú; thời gian, cách thức tổ chức luôn được nghiên cứu đổi mới cho phù hợp, hiệu quả và được áp dụng nhiều hình thức như: Giám sát tại các kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp, trong đó có giám sát chuyên đề có một số điểm mới so với trước đây, đó là:
Thứ nhất, nội dung giám sát được lựa chọn kỹ, mang tính bao quát, tập trung vào những vấn đề lớn của địa phương, có tác động mạnh đến đời sống của cử tri và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh tập trung giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành, để kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập, vướng mắc từ cơ sở, qua đó đưa ra kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức giám sát. Từ khâu khảo sát vấn đề đến lập đề cương và xây dựng kế hoạch giám sát. Việc khảo sát nắm tình hình, xác định đúng các đối tượng giám sát.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề, khi nhận được báo cáo của các cơ quan, đơn vị được giám sát gửi đến, các đoàn giám sát đã giành thời gian nghiên cứu, lựa chọn các vấn đề để đi thực tế nắm thêm thông tin, thẩm tra số liệu báo cáo, sau đó mới làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và các cơ quan liên quan. Đối với các vấn đề phức tạp, cần phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giám sát để kiểm chứng lại thông tin nêu trong báo cáo. Từ đó, phân tích, xử lý thông tin nhìn nhận vấn đề khách quan và toàn diện.
Chính nhờ việc đi thực tế trước nên các Đoàn giám sát có được những thông tin chính xác, cụ thể, thuận tiện trong buổi làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị được giám sát cũng như các cơ quan liên quan, tránh tình trạng các “cơ quan, đơn vị được giám sát báo cáo gì, đoàn giám sát nghe nấy” dẫn đến thiếu thông tin phục vụ cho giám sát.
Cũng qua thông tin từ các báo cáo và đi thực tế, qua giám sát đại biểu đã chọn những thông tin “nóng”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chuyển thành câu hỏi chất vấn Thủ trưởng các cơ quan liên quan tại kỳ họp, vì vậy, khi chất vấn, đại biểu có nhiều thông tin, bằng chứng cụ thể để truy vấn, buộc cơ quan chức năng phải giải quyết kịp thời.
Thứ ba, báo cáo kết quả giám sát đã đánh giá rõ kết quả đạt được, những bất cập trong quá trình tổ chức triển khai các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi; kiến nghị rõ, đúng cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, khắc phục.
Thứ tư, Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện tốt trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, không “đánh trống bỏ dùi”, theo đuổi đến cùng các vấn đề để phát huy được hiệu quả giám sát. Thường trực HĐND đã phân công các Ban HĐND theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị qua giám sát. Và Thường trực HĐND tỉnh cũng đã có kế hoạch nếu nhận thấy đơn vị được giám sát không có chuyển biến thì tổ chức tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND.
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Thời gian tới, để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương có hiệu quả hơn, HĐND tỉnh tiếp tục lựa chọn những vấn đề mang tính toàn diện, có tầm ảnh hưởng rộng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu đổi mới về phương thức, hình thức giám sát, tăng cường trách nhiệm, vai trò giám sát của từng đại biểu, Tổ đại biểu HĐND. Tiếp tục thực hiện tốt việc “giám sát sau giám sát”, nghĩa là phải theo đuổi, giám sát xem các ý kiến, kiến nghị cử tri, ý kiến chất vấn, kiến nghị sau giám sát, khảo sát đã được giải quyết đến đâu; đánh giá mức độ đạt được của kết quả giải quyết để có cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết đạt kết quả tốt.
Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh trong việc giám sát tại kỳ họp, thông qua việc xem xét các báo cáo kết quả hoạt động năm 2021 của UBND tỉnh và các ngành về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri. Tham gia thảo luận đối với các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp và thực hiện chất vấn đối với các vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm.
Đồng thời, xây dựng Chương trình giám sát năm 2022, bám sát tình hình thực tiễn, tập trung vào vấn đề được cử tri, đại biểu HĐND quan tâm như: Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; công tác quy hoạch; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc quản lý, sử dụng tài sản công; công tác xử lý vi phạm hành chính trên một số lĩnh vực; các khoản thu dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục; việc thực hiện quy trình bình xét công nhận hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.v.v.
Trước mắt, tập trung chuẩn bị tốt cho giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, tích cực đa dạng các hình thức giám sát thường xuyên, đột xuất, chuyên đề, tái giám sát; phát huy vai trò của đại biểu, tổ đại biểu trong phát hiện vấn đề, nội dung cử tri quan tâm để đề xuất giám sát, kiến nghị.
Với vai trò, trọng trách mà nhân dân giao phó, mỗi đại biểu cần tự trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng giám sát, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri và nhân dân./.
Hoàng Thị Thanh Bình
Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
693 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương có hiệu quả hơn, HĐND tỉnh tiếp tục lựa chọn những vấn đề mang tính toàn diện, có tầm ảnh hưởng rộng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, công tác giám sát của Thường trực, các Ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái được tăng cường đổi mới và đạt được những kết quả cao.
Kế thừa và phát huy kết quả trong công tác giám sát của nhiệm kỳ trước, từ đầu nhiệm kỳ mới tới nay, hoạt động giám sát được Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh quan tâm triển khai có nhiều đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu.
Các hình thức, phương pháp và nội dung giám sát phong phú; thời gian, cách thức tổ chức luôn được nghiên cứu đổi mới cho phù hợp, hiệu quả và được áp dụng nhiều hình thức như: Giám sát tại các kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp, trong đó có giám sát chuyên đề có một số điểm mới so với trước đây, đó là:
Thứ nhất, nội dung giám sát được lựa chọn kỹ, mang tính bao quát, tập trung vào những vấn đề lớn của địa phương, có tác động mạnh đến đời sống của cử tri và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh tập trung giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành, để kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập, vướng mắc từ cơ sở, qua đó đưa ra kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức giám sát. Từ khâu khảo sát vấn đề đến lập đề cương và xây dựng kế hoạch giám sát. Việc khảo sát nắm tình hình, xác định đúng các đối tượng giám sát.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề, khi nhận được báo cáo của các cơ quan, đơn vị được giám sát gửi đến, các đoàn giám sát đã giành thời gian nghiên cứu, lựa chọn các vấn đề để đi thực tế nắm thêm thông tin, thẩm tra số liệu báo cáo, sau đó mới làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và các cơ quan liên quan. Đối với các vấn đề phức tạp, cần phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giám sát để kiểm chứng lại thông tin nêu trong báo cáo. Từ đó, phân tích, xử lý thông tin nhìn nhận vấn đề khách quan và toàn diện.
Chính nhờ việc đi thực tế trước nên các Đoàn giám sát có được những thông tin chính xác, cụ thể, thuận tiện trong buổi làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị được giám sát cũng như các cơ quan liên quan, tránh tình trạng các “cơ quan, đơn vị được giám sát báo cáo gì, đoàn giám sát nghe nấy” dẫn đến thiếu thông tin phục vụ cho giám sát.
Cũng qua thông tin từ các báo cáo và đi thực tế, qua giám sát đại biểu đã chọn những thông tin “nóng”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chuyển thành câu hỏi chất vấn Thủ trưởng các cơ quan liên quan tại kỳ họp, vì vậy, khi chất vấn, đại biểu có nhiều thông tin, bằng chứng cụ thể để truy vấn, buộc cơ quan chức năng phải giải quyết kịp thời.
Thứ ba, báo cáo kết quả giám sát đã đánh giá rõ kết quả đạt được, những bất cập trong quá trình tổ chức triển khai các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi; kiến nghị rõ, đúng cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, khắc phục.
Thứ tư, Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện tốt trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, không “đánh trống bỏ dùi”, theo đuổi đến cùng các vấn đề để phát huy được hiệu quả giám sát. Thường trực HĐND đã phân công các Ban HĐND theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị qua giám sát. Và Thường trực HĐND tỉnh cũng đã có kế hoạch nếu nhận thấy đơn vị được giám sát không có chuyển biến thì tổ chức tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND.
Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Thời gian tới, để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở địa phương có hiệu quả hơn, HĐND tỉnh tiếp tục lựa chọn những vấn đề mang tính toàn diện, có tầm ảnh hưởng rộng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu đổi mới về phương thức, hình thức giám sát, tăng cường trách nhiệm, vai trò giám sát của từng đại biểu, Tổ đại biểu HĐND. Tiếp tục thực hiện tốt việc “giám sát sau giám sát”, nghĩa là phải theo đuổi, giám sát xem các ý kiến, kiến nghị cử tri, ý kiến chất vấn, kiến nghị sau giám sát, khảo sát đã được giải quyết đến đâu; đánh giá mức độ đạt được của kết quả giải quyết để có cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết đạt kết quả tốt.
Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh trong việc giám sát tại kỳ họp, thông qua việc xem xét các báo cáo kết quả hoạt động năm 2021 của UBND tỉnh và các ngành về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri. Tham gia thảo luận đối với các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp và thực hiện chất vấn đối với các vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm.
Đồng thời, xây dựng Chương trình giám sát năm 2022, bám sát tình hình thực tiễn, tập trung vào vấn đề được cử tri, đại biểu HĐND quan tâm như: Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; công tác quy hoạch; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc quản lý, sử dụng tài sản công; công tác xử lý vi phạm hành chính trên một số lĩnh vực; các khoản thu dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục; việc thực hiện quy trình bình xét công nhận hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.v.v.
Trước mắt, tập trung chuẩn bị tốt cho giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, tích cực đa dạng các hình thức giám sát thường xuyên, đột xuất, chuyên đề, tái giám sát; phát huy vai trò của đại biểu, tổ đại biểu trong phát hiện vấn đề, nội dung cử tri quan tâm để đề xuất giám sát, kiến nghị.
Với vai trò, trọng trách mà nhân dân giao phó, mỗi đại biểu cần tự trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng giám sát, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri và nhân dân./.
Hoàng Thị Thanh Bình
Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh