CTTĐT - Sáng 7/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư TW Đảng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Liên minh HTX Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, trong 20 năm qua, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực phi nông nghiệp (PNN) phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động, vượt qua những yếu kém kéo dài trước đây. Các loại hình HTX lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển, trong đó lĩnh vực vận tải và thương mại, dịch vụ tăng mạnh; tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung, đa dạng ngành nghề, quản trị linh hoạt và từng bước hiện đại; số lượng HTX, liên hiệp HTX quy mô vừa và lớn, tham gia xuất khẩu hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP ngày càng tăng, thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện dịch Covid-19; mang lại hiệu quả thiết thực cho thành viên, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị cơ sở, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Đến cuối năm 2021, cả nước có trên 9.300 HTX, 16 Liên hiệp HTX, trên 44.200 tổ hợp tác, thu hút gần 3 triệu thành viên, vốn điều lệ, giá trị tổng tài sản, doanh thu, tiền lãi đều tăng từ 5,9 - 15 lần so với năm 2002; tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt 55% - 80%; có sự khác biệt về tính đa dạng, cơ chế hoạt động với HTX nông nghiệp.
Đối với triển khai thi hành Luật HTX năm 2012, đã có tác động đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX, cả về số lượng và chất lượng; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả tích cực trên, trên cơ sở đánh giá và các tham luận báo cáo của đại diện các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo đổi mới kinh tế tập thể cũng mạnh dạn nêu lên một số tồn tại, hạn chế. Đó là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX ban hành nhiều nhưng còn phân tán, dàn trải và thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể; số lượng cán bộ, thành viên HTX được đào tạo, bồi dưỡng còn ít so với nhu cầu; số HTX, thành viên, người lao động tham gia BHXH còn ít và không ổn định; tỷ lệ số lượng HTX được tiếp cận chính sách áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao còn thấp; việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia còn hạn chế; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu, yếu và bất cập.
Về mục tiêu phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực PNN đến năm 2030: Phấn đấu số lượng các loại hình KTTT, HTX trong lĩnh vực PNN tăng trưởng từ 10% - 16%/năm; cả nước có khoảng 250.000 THT, 26.000 HTX, 70 LHHTX; thu hút 8 triệu thành viên và tạo việc làm cho 5 triệu lao động thường xuyên; thu hút hầu hết hộ cá thể ở nông thôn và khoảng 30% hộ cá thể thành thị tham gia HTX, THT lĩnh vực PNN. Hầu hết cán bộ quản trị, điều hành HTX và ban kiểm soát HTX có trình độ đại học, cao đẳng; các thành viên và người lao động được phổ biến kiến thức và đào tạo nghề. 60% số HTX, LHHTX và 40% số THT trong lĩnh vực PNN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong quản trị và sản xuất kinh doanh; 50% số HTX, LHHTX thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ…
Tại Yên Bái, trong những năm qua, vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế ngày càng được củng cố và khẳng định, phát triển nhanh và về số lượng và chất lượng. Năm 2021, toàn tỉnh có 590 hợp tác xã hoạt động, gấp 4,4 lần năm 2001; khoảng 5.700 tổ hợp tác, gấp 10,4 lần so với năm 2001. Khu vực kinh tế tập thể tỉnh đã thu hút gần 60 nghìn thành viên tham gia. Các HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 9 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng. Riêng đối với các HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có 217 HTX, chiếm 36,8% tổng số HTX toàn tỉnh, gấp 3,3 lần năm 2001, với tổng số 21 nghìn thành viên, thu hút khoảng 3.500 lao động.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và HTX đã trình bày tham luận về những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 13 và Luật HTX năm 2012 trong thời gian tới. Cũng theo dự thảo của Liên minh HTX trình bày, có 12 nội dung được đề xuất sửa đổi Luật và 6 giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật HTX
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, kinh tế tập thể và HTX là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng chí đánh giá cao kết quả đạt được trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng tình và ghi nhận các ý kiến phát biểu tham luận của các bộ, ngành về đổi mới kinh tế tập thể và HTX, đồng thời đề nghị các ngành, địa phương trong thời gian tới tiếp tục xác định vai trò quan trọng của khu vực KTTT trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; tiếp tục thống nhất nhận thức về quan điểm phát triển KTTT phải theo đúng bản chất là tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, phục vụ thành viên là chính và tách bạch với mô hình doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản thi hành Luật HTX 2012. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lĩnh vực phi nông nghiệp. Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đảm bảo phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác tổ chức thi hành Luật Hợp tác xã.
998 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 7/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư TW Đảng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Liên minh HTX Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, trong 20 năm qua, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực phi nông nghiệp (PNN) phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động, vượt qua những yếu kém kéo dài trước đây. Các loại hình HTX lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển, trong đó lĩnh vực vận tải và thương mại, dịch vụ tăng mạnh; tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung, đa dạng ngành nghề, quản trị linh hoạt và từng bước hiện đại; số lượng HTX, liên hiệp HTX quy mô vừa và lớn, tham gia xuất khẩu hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP ngày càng tăng, thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện dịch Covid-19; mang lại hiệu quả thiết thực cho thành viên, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị cơ sở, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Đến cuối năm 2021, cả nước có trên 9.300 HTX, 16 Liên hiệp HTX, trên 44.200 tổ hợp tác, thu hút gần 3 triệu thành viên, vốn điều lệ, giá trị tổng tài sản, doanh thu, tiền lãi đều tăng từ 5,9 - 15 lần so với năm 2002; tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt 55% - 80%; có sự khác biệt về tính đa dạng, cơ chế hoạt động với HTX nông nghiệp.
Đối với triển khai thi hành Luật HTX năm 2012, đã có tác động đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX, cả về số lượng và chất lượng; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả tích cực trên, trên cơ sở đánh giá và các tham luận báo cáo của đại diện các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo đổi mới kinh tế tập thể cũng mạnh dạn nêu lên một số tồn tại, hạn chế. Đó là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX ban hành nhiều nhưng còn phân tán, dàn trải và thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể; số lượng cán bộ, thành viên HTX được đào tạo, bồi dưỡng còn ít so với nhu cầu; số HTX, thành viên, người lao động tham gia BHXH còn ít và không ổn định; tỷ lệ số lượng HTX được tiếp cận chính sách áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao còn thấp; việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia còn hạn chế; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu, yếu và bất cập.
Về mục tiêu phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực PNN đến năm 2030: Phấn đấu số lượng các loại hình KTTT, HTX trong lĩnh vực PNN tăng trưởng từ 10% - 16%/năm; cả nước có khoảng 250.000 THT, 26.000 HTX, 70 LHHTX; thu hút 8 triệu thành viên và tạo việc làm cho 5 triệu lao động thường xuyên; thu hút hầu hết hộ cá thể ở nông thôn và khoảng 30% hộ cá thể thành thị tham gia HTX, THT lĩnh vực PNN. Hầu hết cán bộ quản trị, điều hành HTX và ban kiểm soát HTX có trình độ đại học, cao đẳng; các thành viên và người lao động được phổ biến kiến thức và đào tạo nghề. 60% số HTX, LHHTX và 40% số THT trong lĩnh vực PNN ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong quản trị và sản xuất kinh doanh; 50% số HTX, LHHTX thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ…
Tại Yên Bái, trong những năm qua, vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế ngày càng được củng cố và khẳng định, phát triển nhanh và về số lượng và chất lượng. Năm 2021, toàn tỉnh có 590 hợp tác xã hoạt động, gấp 4,4 lần năm 2001; khoảng 5.700 tổ hợp tác, gấp 10,4 lần so với năm 2001. Khu vực kinh tế tập thể tỉnh đã thu hút gần 60 nghìn thành viên tham gia. Các HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 9 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng. Riêng đối với các HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có 217 HTX, chiếm 36,8% tổng số HTX toàn tỉnh, gấp 3,3 lần năm 2001, với tổng số 21 nghìn thành viên, thu hút khoảng 3.500 lao động.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và HTX đã trình bày tham luận về những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 13 và Luật HTX năm 2012 trong thời gian tới. Cũng theo dự thảo của Liên minh HTX trình bày, có 12 nội dung được đề xuất sửa đổi Luật và 6 giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật HTX
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, kinh tế tập thể và HTX là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng chí đánh giá cao kết quả đạt được trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng tình và ghi nhận các ý kiến phát biểu tham luận của các bộ, ngành về đổi mới kinh tế tập thể và HTX, đồng thời đề nghị các ngành, địa phương trong thời gian tới tiếp tục xác định vai trò quan trọng của khu vực KTTT trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; tiếp tục thống nhất nhận thức về quan điểm phát triển KTTT phải theo đúng bản chất là tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, phục vụ thành viên là chính và tách bạch với mô hình doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản thi hành Luật HTX 2012. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lĩnh vực phi nông nghiệp. Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đảm bảo phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác tổ chức thi hành Luật Hợp tác xã.