CTTĐT - Ngày 9/12/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đã ký Quyết định 2802/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Chương trình hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
Chương trình hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhằm tăng cường hơn nữa việc THTK, CLP trong cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; khắc phục những hạn chế yếu kém, tạo chuyển biến rõ nét trong việc ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về THTK, CLP; coi THTK, CLP là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Để đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) được thực hiện thực chất, có hiệu quả, Chương trình đặt ra 5 yêu cầu về THTK, CLP trong đó nhấn mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt phải gắn với việc thực hiện 03 đột phá chiến lược, 07 nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biếu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. THTK, CLP phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đồng thời phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, là một trong những tiêu chí đế đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chương trình tổng thể về THTK, CLP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025 đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm; được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đề ra một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí với 8 lĩnh vực
8 lĩnh vực được thực hiện tại Chương trình gồm: quản lý, sử dụng kinh phí chi thưòng xuyên của ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Trong đó nhấn mạnh: Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng chi đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, trong tổ chức thực hiện phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60% tổng chi ngân sách địa phương. Rà soát các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa bổ sung ngân sách nhà nước ngoài dự toán, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài..., dành nguồn phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Kiên quyết không thực hiện đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Không thực hiện đầu tư những dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách; thực hiện kiểm soát các dự án khởi công mới; bảo đảm các dự án khởi công mới phải được ngành, địa phương giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định của pháp luật. Không bố trí vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới nhóm C của địa phương, trừ trường hợp đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, thường xuyên bị thiên tai.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được pháp luật quy định, có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn thi hành nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản; kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.
Tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tin. Đổi mới cách thức thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, trong đó, tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ gắn với giám sát chặt chẽ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa. Rà soát, xử lý các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước.
6 giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 đề ra 6 giải pháp thực hiện, trọng tâm là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP; Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực (quản lý ngân sách; quản lý nợ công quản lý vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện cơ chế tài chính đối với sự nghiệp công lập; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai; quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý lao động, thời gian lao động); Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý, gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
1475 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 9/12/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đã ký Quyết định 2802/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.Chương trình hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhằm tăng cường hơn nữa việc THTK, CLP trong cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; khắc phục những hạn chế yếu kém, tạo chuyển biến rõ nét trong việc ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về THTK, CLP; coi THTK, CLP là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Để đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) được thực hiện thực chất, có hiệu quả, Chương trình đặt ra 5 yêu cầu về THTK, CLP trong đó nhấn mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt phải gắn với việc thực hiện 03 đột phá chiến lược, 07 nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biếu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. THTK, CLP phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đồng thời phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, là một trong những tiêu chí đế đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chương trình tổng thể về THTK, CLP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025 đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm; được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đề ra một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí với 8 lĩnh vực
8 lĩnh vực được thực hiện tại Chương trình gồm: quản lý, sử dụng kinh phí chi thưòng xuyên của ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Trong đó nhấn mạnh: Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng chi đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, trong tổ chức thực hiện phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60% tổng chi ngân sách địa phương. Rà soát các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa bổ sung ngân sách nhà nước ngoài dự toán, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài..., dành nguồn phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Kiên quyết không thực hiện đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Không thực hiện đầu tư những dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách; thực hiện kiểm soát các dự án khởi công mới; bảo đảm các dự án khởi công mới phải được ngành, địa phương giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định của pháp luật. Không bố trí vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới nhóm C của địa phương, trừ trường hợp đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, thường xuyên bị thiên tai.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được pháp luật quy định, có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn thi hành nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản; kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.
Tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tin. Đổi mới cách thức thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, trong đó, tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ gắn với giám sát chặt chẽ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa. Rà soát, xử lý các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước.
6 giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 đề ra 6 giải pháp thực hiện, trọng tâm là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP; Tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực (quản lý ngân sách; quản lý nợ công quản lý vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện cơ chế tài chính đối với sự nghiệp công lập; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai; quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý lao động, thời gian lao động); Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý, gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Các bài khác
- Ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái (10/12/2021)
- Năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ hỗ trợ cho các HTX, liên hiệp HTX với tổng kinh phí 6,814 tỷ đồng (10/12/2021)
- Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật tuần từ 29/11 - 5/12/2021 (06/12/2021)
- Yên Bái yêu cầu triển khai một số biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh (28/11/2021)
- Yên Bái ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức (28/11/2021)
- Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (25/11/2021)
- Yên Bái ban hành kế hoạch thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (25/11/2021)
- Yên Bái: Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC năm 2021 của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (15/11/2021)
- Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật tuần từ 8/11-14/11 (15/11/2021)
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 (04/11/2021)
Xem thêm »