CTTĐT - Cử tri kiến nghị quan tâm, xem xét, quyết định triển khai dự án xây dựng đường cao tốc kết nối tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của các địa phương trong vùng dự án, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bộ Giao thông vận tải trả lời tại Văn bản số 9940/BGTVT-KHĐT ngày 23/9/2021 như sau:
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được coi là tuyến “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Kể từ sau khi được đưa vào khai thác, sử dụng, tuyến cao tốc này đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Một số dự án đã được nghiên cứu để kết nối các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai như: kết nối tỉnh Lai Châu, Điện Biên (qua nút giao IC16), kết nối tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ (qua nút giao IC9), kết nối tỉnh Hà Giang, Yên Bái (qua nút giao IC14). Trong đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Hà Giang và các địa phương khác trong khu vực về thủ đô Hà Nội, đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông của Quốc lộ 2 nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái nói riêng.
Với tầm quan trọng của tuyến cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, trong đó quy hoạch tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đầu tư giai đoạn trước năm 2030.
Bộ GTVT đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái nghiên cứu phương án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Hàn Quốc để đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 (khai thác với quy mô đường cao tốc 02 làn xe), về phía Nhà tài trợ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) đã có công thư bày tỏ sự quan tâm về việc tài trợ cho Dự án. Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ GTVT đã hoàn thiện và gửi Đề xuất dự án tại văn bản số 8009/BGTVT-KHĐT ngày 05/8/2021 tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan (Bộ, địa phương) triển khai các thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư; phê duyệt dự án đầu tư, thương thảo, ký kết Hiệp định tài trợ vốn cho dự án và dự kiến khởi công vào cuối năm 2024. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái tích cực phối hợp với Bộ GTVT, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
2357 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri kiến nghị quan tâm, xem xét, quyết định triển khai dự án xây dựng đường cao tốc kết nối tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của các địa phương trong vùng dự án, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Bộ Giao thông vận tải trả lời tại Văn bản số 9940/BGTVT-KHĐT ngày 23/9/2021 như sau:
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được coi là tuyến “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Kể từ sau khi được đưa vào khai thác, sử dụng, tuyến cao tốc này đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Một số dự án đã được nghiên cứu để kết nối các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai như: kết nối tỉnh Lai Châu, Điện Biên (qua nút giao IC16), kết nối tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ (qua nút giao IC9), kết nối tỉnh Hà Giang, Yên Bái (qua nút giao IC14). Trong đó, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Hà Giang và các địa phương khác trong khu vực về thủ đô Hà Nội, đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông của Quốc lộ 2 nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái nói riêng.
Với tầm quan trọng của tuyến cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, trong đó quy hoạch tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đầu tư giai đoạn trước năm 2030.
Bộ GTVT đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái nghiên cứu phương án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Hàn Quốc để đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 (khai thác với quy mô đường cao tốc 02 làn xe), về phía Nhà tài trợ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) đã có công thư bày tỏ sự quan tâm về việc tài trợ cho Dự án. Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ GTVT đã hoàn thiện và gửi Đề xuất dự án tại văn bản số 8009/BGTVT-KHĐT ngày 05/8/2021 tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan (Bộ, địa phương) triển khai các thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư; phê duyệt dự án đầu tư, thương thảo, ký kết Hiệp định tài trợ vốn cho dự án và dự kiến khởi công vào cuối năm 2024. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái tích cực phối hợp với Bộ GTVT, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.