CTTĐT - Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại đã được các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường ứng dụng, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thương mại điện tử (TMĐT) trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) hỗ trợ các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp được tăng cường thông qua việc tối ưu hoá các ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực về xúc tiến thương mại trên nền tảng số, số hoá tài liệu cho đào tạo trực tuyến, marketing xuất khẩu trực tuyến, ...
Sở Công Thương tỉnh đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Yên Bái đưa các sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, Vinmart, Hapro khu vực phía Bắc.
Từ năm 2019- 2021, Sở Công Thương Yên Bái đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động XTTM trên môi trường trực tuyến, cụ thể: Phối hợp và tổ chức tham gia gần 20 hội nghị trực tuyến, hội nghị trực tuyến kết hợp trực tiếp với các điểm cầu trong nước và quốc tế. Qua các hội nghị trực tuyến đã kết nối được gần 100 phiên giao thương trực tuyến, hỗ trợ trên 150 lượt doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại trực tuyến, mở rộng thị trường sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế cũng được Sở Công Thương tổ chức trên môi trường trực tuyến như: Hội chợ Nhập khẩu Trung quốc Trung Quốc lần thứ 4 (CIIE 2021…)
Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực xúc tiến thương mại trên môi trường trực tuyến, ngành Công Thương đã triển khai các khoá tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp kỹ thuật bán hàng trên Sàn TMĐT trong nước và Quốc tế ( Sendo, Alibaba…); Phối hợp với Cục XTTM- Bộ Công Thương tham gia điểm cầu các khóa huấn luyện nghiệp vụ xúc tiến thương mại trên môi trường số và xuất khẩu trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên Sàn TMĐT, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo theo hướng đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái lên sàn TMĐT, đẩy nhanh phát triển kinh tế số nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; tiêu thụ nông sản trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá; giúp người dân tại các địa phương trong cả nước, ở nước ngoài biết đến và được thưởng thức các sản phẩm đặc sản của Yên Bái một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại, vận chuyển do dịch bệnh Covid-19. Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh Yên Bái, Viettel Yên Bái tổ chức ký kết về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái tham gia thành viên và quản trị gian hàng trực tuyến trên sàn http://postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và sàn http://voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel. Hiện nay đã hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh đăng tải các sản phẩm đặc sản thế mạnh, các sản phẩm OCOP và hỗ trợ, hướng dẫn quản trị gian hàng trực tuyến.
Bên cạnh đó Sở Công Thương đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hạ tầng về TMĐT, qua đó đã đạt được một số kết quả và đem lại hiệu quả trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, cụ thể: Tư vấn, hỗ trợ trên 500 doanh nghiệp tham gia thành viên trên Sàn thương mại điện tử, hỗ trợ mở tài khoản gian hàng và tạo website thành viên trên Sàn TMĐT tỉnh Yên Bái (tại địa chỉ: http://sctyenbai.com và các Sàn thương mại điện tử khác. Hỗ trợ cập nhật, đăng tải trên 600 lượt sản phẩm lên Sàn (chủ yếu là các sản phẩm thế mạnh xuất khẩu, các sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm đặc sản của tỉnh….
Thông qua việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến, bước đầu đã có hiệu quả đối với doanh nghiệp trên địa bàn. Một số doanh nghiệp thông qua việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên Sàn TMĐT Yên Bái, trên các sàn TMĐT khác (Sendo, Lazada, Alibaba,...), các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường: (Belarus: chè; Ấn Độ: chè, quế; Nhật Bản: măng, đũa gỗ; Hàn Quốc: gỗ, bột đá; Trung Quốc: chè, quế, tinh bột sắn; thị trường trong nước: sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản, quả có múi…) và hỗ trợ doanh nghiệp Yên Bái đưa 17 sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, Vinmart, Hapro khu vực phía Bắc. Qua đó đã đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng, qua đó đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Sở Công Thương đã tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025; Chương trình XTTM tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025. Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tăng cường chuyển đổi số trên cơ sở hình thành, phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương theo nội dung Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu của tỉnh, ngành, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Công thương nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng, phát triển và tích hợp các nền tảng gồm: Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, thông tin, ngành hàng, sản phẩm và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trên môi trường trực tuyến.
Đẩy mạnh kết nối giao thương trên môi trường số áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin, cơ hội kinh doanh trong nước và quốc tế; Xây dựng và triển khai nền tảng hội chợ, triển lãm nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số. Tăng cường đào tạo trực tuyến (E-learning) tích hợp các thư viện điện tử, hỗ trợ tra cứu thông tin, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; Xây dựng, triển khai các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại tại các doanh nghiệp và thực hiện nhân rộng các mô hình thành công.
Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu: Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, mã vạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác...tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, mở rộng thị trường; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; phổ biến các quy định, cơ chế, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Phối hợp và tổ chức các khóa đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1521 lượt xem
CTV: Hoàng Thu Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại đã được các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường ứng dụng, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thương mại điện tử (TMĐT) trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) hỗ trợ các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp được tăng cường thông qua việc tối ưu hoá các ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực về xúc tiến thương mại trên nền tảng số, số hoá tài liệu cho đào tạo trực tuyến, marketing xuất khẩu trực tuyến, ...Từ năm 2019- 2021, Sở Công Thương Yên Bái đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động XTTM trên môi trường trực tuyến, cụ thể: Phối hợp và tổ chức tham gia gần 20 hội nghị trực tuyến, hội nghị trực tuyến kết hợp trực tiếp với các điểm cầu trong nước và quốc tế. Qua các hội nghị trực tuyến đã kết nối được gần 100 phiên giao thương trực tuyến, hỗ trợ trên 150 lượt doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại trực tuyến, mở rộng thị trường sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế cũng được Sở Công Thương tổ chức trên môi trường trực tuyến như: Hội chợ Nhập khẩu Trung quốc Trung Quốc lần thứ 4 (CIIE 2021…)
Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực xúc tiến thương mại trên môi trường trực tuyến, ngành Công Thương đã triển khai các khoá tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp kỹ thuật bán hàng trên Sàn TMĐT trong nước và Quốc tế ( Sendo, Alibaba…); Phối hợp với Cục XTTM- Bộ Công Thương tham gia điểm cầu các khóa huấn luyện nghiệp vụ xúc tiến thương mại trên môi trường số và xuất khẩu trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên Sàn TMĐT, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo theo hướng đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái lên sàn TMĐT, đẩy nhanh phát triển kinh tế số nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; tiêu thụ nông sản trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá; giúp người dân tại các địa phương trong cả nước, ở nước ngoài biết đến và được thưởng thức các sản phẩm đặc sản của Yên Bái một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại, vận chuyển do dịch bệnh Covid-19. Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh Yên Bái, Viettel Yên Bái tổ chức ký kết về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái tham gia thành viên và quản trị gian hàng trực tuyến trên sàn http://postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và sàn http://voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel. Hiện nay đã hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh đăng tải các sản phẩm đặc sản thế mạnh, các sản phẩm OCOP và hỗ trợ, hướng dẫn quản trị gian hàng trực tuyến.
Bên cạnh đó Sở Công Thương đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hạ tầng về TMĐT, qua đó đã đạt được một số kết quả và đem lại hiệu quả trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, cụ thể: Tư vấn, hỗ trợ trên 500 doanh nghiệp tham gia thành viên trên Sàn thương mại điện tử, hỗ trợ mở tài khoản gian hàng và tạo website thành viên trên Sàn TMĐT tỉnh Yên Bái (tại địa chỉ: http://sctyenbai.com và các Sàn thương mại điện tử khác. Hỗ trợ cập nhật, đăng tải trên 600 lượt sản phẩm lên Sàn (chủ yếu là các sản phẩm thế mạnh xuất khẩu, các sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm đặc sản của tỉnh….
Thông qua việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến, bước đầu đã có hiệu quả đối với doanh nghiệp trên địa bàn. Một số doanh nghiệp thông qua việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên Sàn TMĐT Yên Bái, trên các sàn TMĐT khác (Sendo, Lazada, Alibaba,...), các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường: (Belarus: chè; Ấn Độ: chè, quế; Nhật Bản: măng, đũa gỗ; Hàn Quốc: gỗ, bột đá; Trung Quốc: chè, quế, tinh bột sắn; thị trường trong nước: sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản, quả có múi…) và hỗ trợ doanh nghiệp Yên Bái đưa 17 sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, Vinmart, Hapro khu vực phía Bắc. Qua đó đã đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng, qua đó đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại. Sở Công Thương đã tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025; Chương trình XTTM tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025. Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tăng cường chuyển đổi số trên cơ sở hình thành, phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương theo nội dung Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu của tỉnh, ngành, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Công thương nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng, phát triển và tích hợp các nền tảng gồm: Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, thông tin, ngành hàng, sản phẩm và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trên môi trường trực tuyến.
Đẩy mạnh kết nối giao thương trên môi trường số áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin, cơ hội kinh doanh trong nước và quốc tế; Xây dựng và triển khai nền tảng hội chợ, triển lãm nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số. Tăng cường đào tạo trực tuyến (E-learning) tích hợp các thư viện điện tử, hỗ trợ tra cứu thông tin, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; Xây dựng, triển khai các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại tại các doanh nghiệp và thực hiện nhân rộng các mô hình thành công.
Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu: Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, mã vạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác...tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, mở rộng thị trường; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; phổ biến các quy định, cơ chế, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Phối hợp và tổ chức các khóa đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.