CTTĐT - Tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã ban hành nghị quyết số 08 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hoạt động chế biến khoáng sản (ảnh minh họa)
Nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu đó là: Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt trên 13.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,6%/năm trở lên; với cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 9%, công nghiệp chế biến – chế tạo chiếm 72%; sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 17%; hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 2%. Năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biên. Năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 35.000 tỷ đồng trở lên.
Nghị quyết cũng nêu rõ những nội dung điều chỉnh quy hoạch như phát triển các khu, cụm công nghiệp, theo đó giai đoạn đến năm 2030 duy trì 03 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp (KCN) phía Nam, KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu.
Quy hoạch đến năm 2020 phát triển 12 cụm công nghiệp, bao gồm: 09 cụm công nghiệp đã được quy hoạch gồm Cụm công nghiệp (CCN) Âu Lâu; CCN Sơn Thịnh; CCN Hưng Khánh; CCN Báo Đáp; CCN phía Tây cầu Mậu A; CCN Đông An; CCN Thịnh Hung; CCN Yên Thế; CCN Đầm Hồng, thực hiện di rời CCN Đầm Hồng ra khỏi trung tâm thành phố.
Quy hoạch thêm 02 cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Minh Quân nằm gần nút giao IC12, một cụm công nghiệp ở xã Bảo Hưng. Chuyển đổi khu công nghiệp Bắc Văn Yên thành cụm công nghiệp.
Giai đoạn đến năm 2030 Tùy tình hình thu hút đầu tư lấp đầy các khu cụm công nghiệp, mở rộng diện tích KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu, mỗi khu đạt 200 ha; mở rộng các cụm công nghiệp lên tối đa mỗi cụm 75ha.
Về phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm tập trung vào chế biến chè, chế biến sắn, sản xuất giấy, chế biến gỗ, chế biến các sản phẩm từ quế, các sản phẩm từ quả Sơn Tra, chế biến măng tre Bát độ, chế biến thực phẩm từ thịt gia súc và một số sản phẩm khác.
Về phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tập trung vao khai thác và chế biến Felspat bột; khai thác và chế biến Grafit; Khai thác và chế biến đá vôi trắng; Khai thác, tuyển quặng sắt và chế biến gang thép; Khai thác và chế biến quặng chì, kẽm; Thăm dò, khai thác và tuyển luyện đồng; Khai thác và chế biến đất hiếm; Khai thác chế biến thạch anh.
Nội dung Nghị quyết cũng nêu rõ về mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước; Phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao; Phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc; Phát triển sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề ra các giải pháp chủ yếu đó là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, thu hồi các dự án vi phạm các quy định hiện hành.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kinh doanh, xúc tiến thương mại; sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động... Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, giám sát, phản biện của các cấp ngành, các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp với lộ trình và bước đi phù hợp; tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu, giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành chế biến. Tập trung nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống như chè, tinh bột sắn, chế biến gỗ, tinh dầu quế... Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm mới như Sơn Tra, chế biến thịt gia súc, gia cầm.
Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, khuyến khích và ưu tiên các dự án đầu tư khai thác chế biến sâu. Khuyến khích phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng mới phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của thị trường (gạch không nung, sứ dân dụng, sứ vệ sinh...); Rà soát, đánh giá tình hình khai thác chế biến đá vôi trắng, trên cơ sở đó sắp xếp, điều chỉnh hệ thông các cơ sở đang hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.
Phát triển công nghiệp sản xuất điện theo hướng thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trên địa bàn tỉnh; không cấp chủ trương đầu tư thêm các dự án thủy điện nhỏ. Đầu tư mới, cải tạo nâng cấp hệ thống truyền tải điện.
Từng bước phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2020 thu hút đầu tư thành công các dự án công nghiệp hỗ trợ. Đến năm 2025 từng bước thu hút các dự án chế biến công nghiệp công nghệ cao, các dự án tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, giá trị lớn.
Phát triển phù hợp công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất; Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm từ da, sản phẩm sơn, nhựa, hạt nhựa, cao su ... tiếp tục nâng cao sản lượng các sản phẩm thuốc viên các loại, bao bì...; hoàn thành dự án nhà máy khí công nghiệp của Hàn Quốc (giai đoạn 1).
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; Đầu tư sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ các sản phẩm thêu, đan lát... Bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển các loại hình du lịch; hỗ trợ phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng địa phương.
Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Bố trí ngân sách Nhà nước phù hợp cho đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình thí điểm... Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa lớn của tỉnh. Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, có chất lượng tốt.
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025. Dự báo và xác định nhu cầu để có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động cho phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu trong từng giai đoạn. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh một cách thực chất, hiệu quả. Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
1699 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã ban hành nghị quyết số 08 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu đó là: Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt trên 13.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,6%/năm trở lên; với cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 9%, công nghiệp chế biến – chế tạo chiếm 72%; sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 17%; hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 2%. Năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biên. Năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 35.000 tỷ đồng trở lên.
Nghị quyết cũng nêu rõ những nội dung điều chỉnh quy hoạch như phát triển các khu, cụm công nghiệp, theo đó giai đoạn đến năm 2030 duy trì 03 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp (KCN) phía Nam, KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu.
Quy hoạch đến năm 2020 phát triển 12 cụm công nghiệp, bao gồm: 09 cụm công nghiệp đã được quy hoạch gồm Cụm công nghiệp (CCN) Âu Lâu; CCN Sơn Thịnh; CCN Hưng Khánh; CCN Báo Đáp; CCN phía Tây cầu Mậu A; CCN Đông An; CCN Thịnh Hung; CCN Yên Thế; CCN Đầm Hồng, thực hiện di rời CCN Đầm Hồng ra khỏi trung tâm thành phố.
Quy hoạch thêm 02 cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Minh Quân nằm gần nút giao IC12, một cụm công nghiệp ở xã Bảo Hưng. Chuyển đổi khu công nghiệp Bắc Văn Yên thành cụm công nghiệp.
Giai đoạn đến năm 2030 Tùy tình hình thu hút đầu tư lấp đầy các khu cụm công nghiệp, mở rộng diện tích KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu, mỗi khu đạt 200 ha; mở rộng các cụm công nghiệp lên tối đa mỗi cụm 75ha.
Về phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm tập trung vào chế biến chè, chế biến sắn, sản xuất giấy, chế biến gỗ, chế biến các sản phẩm từ quế, các sản phẩm từ quả Sơn Tra, chế biến măng tre Bát độ, chế biến thực phẩm từ thịt gia súc và một số sản phẩm khác.
Về phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tập trung vao khai thác và chế biến Felspat bột; khai thác và chế biến Grafit; Khai thác và chế biến đá vôi trắng; Khai thác, tuyển quặng sắt và chế biến gang thép; Khai thác và chế biến quặng chì, kẽm; Thăm dò, khai thác và tuyển luyện đồng; Khai thác và chế biến đất hiếm; Khai thác chế biến thạch anh.
Nội dung Nghị quyết cũng nêu rõ về mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước; Phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao; Phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc; Phát triển sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề ra các giải pháp chủ yếu đó là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, thu hồi các dự án vi phạm các quy định hiện hành.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kinh doanh, xúc tiến thương mại; sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động... Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, giám sát, phản biện của các cấp ngành, các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp với lộ trình và bước đi phù hợp; tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu, giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành chế biến. Tập trung nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống như chè, tinh bột sắn, chế biến gỗ, tinh dầu quế... Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm mới như Sơn Tra, chế biến thịt gia súc, gia cầm.
Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, khuyến khích và ưu tiên các dự án đầu tư khai thác chế biến sâu. Khuyến khích phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng mới phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của thị trường (gạch không nung, sứ dân dụng, sứ vệ sinh...); Rà soát, đánh giá tình hình khai thác chế biến đá vôi trắng, trên cơ sở đó sắp xếp, điều chỉnh hệ thông các cơ sở đang hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.
Phát triển công nghiệp sản xuất điện theo hướng thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trên địa bàn tỉnh; không cấp chủ trương đầu tư thêm các dự án thủy điện nhỏ. Đầu tư mới, cải tạo nâng cấp hệ thống truyền tải điện.
Từng bước phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2020 thu hút đầu tư thành công các dự án công nghiệp hỗ trợ. Đến năm 2025 từng bước thu hút các dự án chế biến công nghiệp công nghệ cao, các dự án tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, giá trị lớn.
Phát triển phù hợp công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất; Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm từ da, sản phẩm sơn, nhựa, hạt nhựa, cao su ... tiếp tục nâng cao sản lượng các sản phẩm thuốc viên các loại, bao bì...; hoàn thành dự án nhà máy khí công nghiệp của Hàn Quốc (giai đoạn 1).
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; Đầu tư sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ các sản phẩm thêu, đan lát... Bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển các loại hình du lịch; hỗ trợ phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng địa phương.
Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Bố trí ngân sách Nhà nước phù hợp cho đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình thí điểm... Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa lớn của tỉnh. Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, có chất lượng tốt.
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025. Dự báo và xác định nhu cầu để có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động cho phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu trong từng giai đoạn. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh một cách thực chất, hiệu quả. Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.