CTTĐT - Sáng 9/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Công Thương và một số sở, ngành liên quan.
Tại điểm cầu Yên Bái.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng năm 2021 tăng 2,58%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới, là một trong số ít nước tăng trưởng dương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh dịch bệnh.
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực. Năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2021 tăng 4,8% so với năm 2020.
Đặc biệt, tại các địa phương ngành công nghiệp đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn trong đại dịch: có 48 địa phương có chỉ số IIP tăng, chỉ có 15 địa phương có chỉ số IIP giảm so với năm 2020.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước (năm 2020 đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,3%), đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và cả nước. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng.
Nhân dịp này, với sự tham dự của nhiều hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành công thương, trong đó có hệ thống siêu thị lớn, Phó Thủ tướng đề nghị hỗ trợ bà con nông dân trong tiêu thụ nông sản. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị ngành Công Thương thời gian tới cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Trước mắt tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp năng lượng, chế biến chế tạo, hóa chất, phân bón, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông, lâm, thủy sản…
Ngành điện lực và các đơn vị liên quan thực hiện đúng tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm, bảo đảm cung cấp đủ điện, an toàn ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần tiếp tục tăng sản lượng khai thác, chế biến dầu khí, tối ưu hóa quy trình công nghệ, tiết giảm chi phí, hạ giá thành; tăng thu ngân sách nhà nước.
Dự báo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có biến động khó lường. Vì vậy, ngành Công Thương cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu cần thực hiện các giải pháp bền vững, lâu dài. Đánh giá toàn diện các tác động để tận dụng tối đa lợi thế của các FTA mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia....
Đối với tỉnh Yên Bái, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19, song tình hình phát triển công nghiệp, thương mại trong tỉnh vẫn được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 ước đạt 19.440 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm 2020, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 14.210 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm (KH = 14.200 tỷ đồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành cả năm 2021 ước tăng 9,15% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.175 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ tương đương 2.204 tỷ đồng, bằng 98,5% kế hoạch. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 226,3 triệu USD, bằng 103% kế hoạch năm (220 triệu USD).
|
893 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 9/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Công Thương và một số sở, ngành liên quan. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng năm 2021 tăng 2,58%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới, là một trong số ít nước tăng trưởng dương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh dịch bệnh.
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực. Năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2021 tăng 4,8% so với năm 2020.
Đặc biệt, tại các địa phương ngành công nghiệp đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn trong đại dịch: có 48 địa phương có chỉ số IIP tăng, chỉ có 15 địa phương có chỉ số IIP giảm so với năm 2020.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước (năm 2020 đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,3%), đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và cả nước. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng.
Nhân dịp này, với sự tham dự của nhiều hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành công thương, trong đó có hệ thống siêu thị lớn, Phó Thủ tướng đề nghị hỗ trợ bà con nông dân trong tiêu thụ nông sản. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị ngành Công Thương thời gian tới cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Trước mắt tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp năng lượng, chế biến chế tạo, hóa chất, phân bón, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông, lâm, thủy sản…
Ngành điện lực và các đơn vị liên quan thực hiện đúng tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm, bảo đảm cung cấp đủ điện, an toàn ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần tiếp tục tăng sản lượng khai thác, chế biến dầu khí, tối ưu hóa quy trình công nghệ, tiết giảm chi phí, hạ giá thành; tăng thu ngân sách nhà nước.
Dự báo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có biến động khó lường. Vì vậy, ngành Công Thương cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu cần thực hiện các giải pháp bền vững, lâu dài. Đánh giá toàn diện các tác động để tận dụng tối đa lợi thế của các FTA mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia....
Đối với tỉnh Yên Bái, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19, song tình hình phát triển công nghiệp, thương mại trong tỉnh vẫn được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 ước đạt 19.440 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm 2020, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 14.210 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm (KH = 14.200 tỷ đồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành cả năm 2021 ước tăng 9,15% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.175 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ tương đương 2.204 tỷ đồng, bằng 98,5% kế hoạch. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 226,3 triệu USD, bằng 103% kế hoạch năm (220 triệu USD).
Các bài khác
- Yên Bái khởi công Dự án Đường nối Quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) (09/01/2022)
- Yên Bái khởi công Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái, đoạn tuyến Khánh Hòa - Văn Yên (08/01/2022)
- Yên Bái: Đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển tuyến đường tạo đà bứt phá kinh tế (07/01/2022)
- Yên Bái phấn đấu thành lập mới 80 HTX trong năm 2022 (06/01/2022)
- Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững (06/01/2022)
- Năm 2022 quyết liệt tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực (05/01/2022)
- Yên Bái thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay (04/01/2022)
- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2022 (01/01/2022)
- Khởi công đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên,Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) (01/01/2022)
- Yên Bái: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 (31/12/2021)
Xem thêm »