CTTĐT - Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao, EVFTA sẽ giúp Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong nhóm các mặt hàng lợi thế khi EVFTA được thực thi có các sản phẩm xuất khẩu chủ lực tiềm năng của Yên Bái như hàng nông sản, thủy sản, dệt may, sản phẩm nhựa và nguyên liệu.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm.
Nhiều lợi thế…
Là tỉnh miền núi với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn trên 540 nghìn ha, có nhiều tiềm năng trong sản xuất, chế biến nông sản. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm là ngành công nghiệp chủ lực trong phát triển công nghiệp nông thôn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu.
Một số sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghiệp khá hiện đại, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, trong giai đoạn 2019-2025, tỉnh Yên Bái kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với 17 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm lĩnh vực trồng trọt, sản xuất chế biến công nghiệp, chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến nông nghiệp và lĩnh vực thủy sản.
Thủy sản là một trong những ngành tỉnh Yên Bái xác định là có tiềm năng và lợi thế. Bên cạnh Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh cũng đề xuất đưa Dự án sản xuất và chế biến cá hồ Thác Bà xuất khẩu (tại huyện Yên Bình) với vốn đầu tư trên 22 triệu USD vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài. Với các dự án này, thủy sản được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của tỉnh Yên Bái.
Với vùng cây ăn quả trên 8 nghìn ha, ngành rau quả của tỉnh Yên Bái còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Trong đó, trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Yên Bái chủ yếu tập trung vào kêu gọi đầu tư vào các dự án trồng rau, hoa, quả công nghệ cao, an toàn và các dự án dầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nông sản của tỉnh. Đây là cơ sở để xuất khẩu hàng rau quả của tỉnh ngày càng phát triển trong giai đoạn tới, đặc biệt là khả năng khai thác thị trường EU, một thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng rau quả chất lượng cao.
Với tổng diện tích gỗ rừng trồng hơn 100 nghìn ha, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt gần 145 nghìn m3, tỉnh Yên Bái có nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào, những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến việc đầu tư chế biến gỗ rừng trồng, nhiều cơ sở chế biến được thành lập, công nghệ thiết bị được đổi mới và đầu tư đồng bộ hơn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, nhất là lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Yên Bái vẫn là sản phẩm sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Trước thực tế này, tỉnh Yên Bái kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào dự án xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC. Đây là một trong những dự án được tỉnh Yên Bái đề xuất đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2021-2025. Dự án được đề xuất với công suất 6-80 nghìn m3/ha/năm với diện tích vùng nguyên liệu 15 nghìn ha. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tương lai, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU - một thị trường có yêu cầu cao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Các nhà máy chế biến chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Văn Yên và Trấn Yên. Với thị trường lớn như EU thị phần quế và sản phẩm quế từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 8,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó dư địa để xuất khẩu quế và sản phẩm từ quế vào thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng…
Những thách thức
EVFTA sẽ khiến nền nông nghiệp Việt Nam và tỉnh Yên Bái đối với nhiều thách thức như: gia tăng cạnh tranh với hàng xuất khẩu do hàng rào thuế được cắt giảm trong khi Việt Nam khó sử dụng hàng rào phi thuế như một biện pháp bảo hộ do năng lực về pháp lý, bằng chứng khoa học hạn chế. Nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng được các quy định tại thị trường EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi cung ứng.
Hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan đối với một số ngành nông sản. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần xây dựng được những chuỗi nông sản không chỉ đạt chuẩn mà còn phải ổn định về chất lượng; quan tâm hơn nữa đến vấn đề quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, bao gồm cả việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng và giám sát toàn bộ các yếu tố tong toàn bộ chuỗi sản xuất…
Nhiều giải pháp được đặt ra
Cơ hội vào thị trường EU đối với hàng nông sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Yên Bái nối tiếng khi Hiệp định EVFTA được thực thi là rất lớn. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, theo các chuyên gia, ngành nông sản của tỉnh Yên Bái cần thiết phải tập trung nâng cao năng lực canh tranh hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế thông qua việc phát triển sản phẩm theo chuỗi, tập trung vào chế biến sâu cũng như tăng cường nhân lực, nâng cao năng suất lao động và phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.
Cần thiết phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường, khai thác cơ chế ưu đãi thuế quan. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có quy mô và tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu.
Nhiều nông phẩm của tỉnh Yên Bái chưa có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã có sản phẩm nông sản xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phải sử dụng thương hiệu ngoại nên bị cảnh cáo, thậm chí trả về. Vì vậy, cam kết về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý trong EVFTA là điểm nhấn đối với nông nghiệp. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong đó nguồn nhân lực đảm bảo chủ động tham gia quá trình kiện tụng, xử lý tranh chấp và đảm bảo tính minh bạch, bênh vực quyền lợi chính đáng cho người nông dân, sản phẩm của nông dân. Chủ động tìm hiểu thông tin về EVFTA để tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định, đặc biệt là thông tin về các ưu đãi thuế quan, yêu cầu về chất lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa.
1220 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao, EVFTA sẽ giúp Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong nhóm các mặt hàng lợi thế khi EVFTA được thực thi có các sản phẩm xuất khẩu chủ lực tiềm năng của Yên Bái như hàng nông sản, thủy sản, dệt may, sản phẩm nhựa và nguyên liệu. Nhiều lợi thế…
Là tỉnh miền núi với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn trên 540 nghìn ha, có nhiều tiềm năng trong sản xuất, chế biến nông sản. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm là ngành công nghiệp chủ lực trong phát triển công nghiệp nông thôn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu.
Một số sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghiệp khá hiện đại, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, trong giai đoạn 2019-2025, tỉnh Yên Bái kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với 17 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm lĩnh vực trồng trọt, sản xuất chế biến công nghiệp, chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến nông nghiệp và lĩnh vực thủy sản.
Thủy sản là một trong những ngành tỉnh Yên Bái xác định là có tiềm năng và lợi thế. Bên cạnh Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh cũng đề xuất đưa Dự án sản xuất và chế biến cá hồ Thác Bà xuất khẩu (tại huyện Yên Bình) với vốn đầu tư trên 22 triệu USD vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài. Với các dự án này, thủy sản được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của tỉnh Yên Bái.
Với vùng cây ăn quả trên 8 nghìn ha, ngành rau quả của tỉnh Yên Bái còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Trong đó, trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Yên Bái chủ yếu tập trung vào kêu gọi đầu tư vào các dự án trồng rau, hoa, quả công nghệ cao, an toàn và các dự án dầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nông sản của tỉnh. Đây là cơ sở để xuất khẩu hàng rau quả của tỉnh ngày càng phát triển trong giai đoạn tới, đặc biệt là khả năng khai thác thị trường EU, một thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng rau quả chất lượng cao.
Với tổng diện tích gỗ rừng trồng hơn 100 nghìn ha, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt gần 145 nghìn m3, tỉnh Yên Bái có nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào, những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến việc đầu tư chế biến gỗ rừng trồng, nhiều cơ sở chế biến được thành lập, công nghệ thiết bị được đổi mới và đầu tư đồng bộ hơn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, nhất là lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Yên Bái vẫn là sản phẩm sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Trước thực tế này, tỉnh Yên Bái kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào dự án xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC. Đây là một trong những dự án được tỉnh Yên Bái đề xuất đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2021-2025. Dự án được đề xuất với công suất 6-80 nghìn m3/ha/năm với diện tích vùng nguyên liệu 15 nghìn ha. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tương lai, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU - một thị trường có yêu cầu cao.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Các nhà máy chế biến chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Văn Yên và Trấn Yên. Với thị trường lớn như EU thị phần quế và sản phẩm quế từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 8,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó dư địa để xuất khẩu quế và sản phẩm từ quế vào thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng…
Những thách thức
EVFTA sẽ khiến nền nông nghiệp Việt Nam và tỉnh Yên Bái đối với nhiều thách thức như: gia tăng cạnh tranh với hàng xuất khẩu do hàng rào thuế được cắt giảm trong khi Việt Nam khó sử dụng hàng rào phi thuế như một biện pháp bảo hộ do năng lực về pháp lý, bằng chứng khoa học hạn chế. Nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng được các quy định tại thị trường EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi cung ứng.
Hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan đối với một số ngành nông sản. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần xây dựng được những chuỗi nông sản không chỉ đạt chuẩn mà còn phải ổn định về chất lượng; quan tâm hơn nữa đến vấn đề quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, bao gồm cả việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng và giám sát toàn bộ các yếu tố tong toàn bộ chuỗi sản xuất…
Nhiều giải pháp được đặt ra
Cơ hội vào thị trường EU đối với hàng nông sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Yên Bái nối tiếng khi Hiệp định EVFTA được thực thi là rất lớn. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, theo các chuyên gia, ngành nông sản của tỉnh Yên Bái cần thiết phải tập trung nâng cao năng lực canh tranh hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế thông qua việc phát triển sản phẩm theo chuỗi, tập trung vào chế biến sâu cũng như tăng cường nhân lực, nâng cao năng suất lao động và phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.
Cần thiết phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường, khai thác cơ chế ưu đãi thuế quan. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có quy mô và tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu.
Nhiều nông phẩm của tỉnh Yên Bái chưa có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã có sản phẩm nông sản xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phải sử dụng thương hiệu ngoại nên bị cảnh cáo, thậm chí trả về. Vì vậy, cam kết về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý trong EVFTA là điểm nhấn đối với nông nghiệp. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong đó nguồn nhân lực đảm bảo chủ động tham gia quá trình kiện tụng, xử lý tranh chấp và đảm bảo tính minh bạch, bênh vực quyền lợi chính đáng cho người nông dân, sản phẩm của nông dân. Chủ động tìm hiểu thông tin về EVFTA để tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định, đặc biệt là thông tin về các ưu đãi thuế quan, yêu cầu về chất lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Các bài khác
- Yên Bái dự Hội nghị xin ý kiến về Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (19/01/2022)
- Đội Quản lý thị trường số 5 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (19/01/2022)
- Một số nhiệm vụ trọng tâm trong dịp Tết Nguyên đán và Quý I năm 2022 (18/01/2022)
- “OCOP - Sân chơi lớn” góp phần phát triển kinh tế tập thể (18/01/2022)
- Chính phủ ban hành Nghị định mới về lệ phí trước bạ (16/01/2022)
- Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh của tỉnh, nhanh chóng phục hồi dịch vụ du lịch trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (14/01/2022)
- Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021 (13/01/2022)
- Yên Bái: Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh (12/01/2022)
- NGHỊ QUYẾT 01/NQ-CP: Chính phủ quyết tâm thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022
(11/01/2022)
- Tỉnh Yên Bái tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Công Thương (09/01/2022)
Xem thêm »