Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tạo điều kiện để người Việt Nam, người nước ngoài xuất nhập cảnh thuận lợi, an toàn; rà soát, đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19; ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16 - 22/10/2021.
Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
Văn phòng Chính phủ có Thông báo 272/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tại Thông báo này, Thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, phấn đấu đưa cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ 2 chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến lược khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”…
Tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19
Tại Công điện số 7668/CĐ-VPCP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chủ động, tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để kịp thời mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm, vaccine, thuốc điều trị... phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra trên địa bàn…
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông tin cập nhật về phòng, chống COVID-19 trên phương tiện truyền thông
Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông báo thông tin cập nhật hằng ngày, hằng tuần về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện thông tin, truyền thông để các cấp, các ngành, các địa phương nắm bắt kịp thời, xử lý các vấn đề liên quan và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện.
Bảo đảm TTATGT gắn với phòng, chống dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 271/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 tháng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2021.
Theo đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan trực thuộc bộ, các Sở Giao thông vận tải chủ động hướng dẫn tổ chức vận tải hành khách, hàng hoá trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không theo Nghị quyết số 128 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tạo điều kiện để người Việt Nam, người nước ngoài xuất nhập cảnh thuận lợi, an toàn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hướng dẫn về xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế... để tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam về nước; doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... người nước ngoài nhập cảnh thuận lợi, an toàn.
Rà soát, đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 7538/VPCP-KGVX đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi (cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ) do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19.
Tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Công điện yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và TP. Đà Nẵng tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động rà soát, huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt năm 2020; đồng thời bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ phải sơ tán, không để người dân bị thiếu đói, rét; triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn…
Tiếp tục gỡ vướng về nguồn vật liệu thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô
Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2021/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.
Lĩnh vực phối hợp là tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm sau: 1- Quy hoạch xây dựng; 2- Phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; 3- Phát triển khoa học và công nghệ; 4- Quản lý và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; 5- Quản lý đất đai; 6- Quản lý dân cư và phát triển, quản lý nhà ở; 7- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; 8- Phát triển và quản lý hệ thống giao thông vận tải; 9- Bảo tồn và phát triển văn hóa, lịch sử, du lịch.
Sửa đổi hình thức, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, Nghị định sửa đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, có 4 hình thức bồi dưỡng gồm:
1- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
3- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng thể chế, pháp luật
Tại Thông báo 273/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy trong xây dựng thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó cần: Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng pháp luật; đánh giá toàn diện kết quả thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật; đối với các vấn đề lớn, phức tạp cần kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1739/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027”.
Mục tiêu chung của Đề án nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật của quần chúng nhân dân tại các địa bàn cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và cả hệ thống chính trị các cấp; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết pháp luật.
Đến năm 2030, quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TPHCM- Cần Thơ.
Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1773/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Mục tiêu dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; đồng thời bảo đảm tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Bắc nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Theo quyết định, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng (quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng).
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký ban hành Công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững nhân Ngày vì người nghèo Việt Nam.
Công điện đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo; tiếp tục quan tâm, chăm lo tốt hơn cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo bị ảnh hưởng, tác động bởi thiên tai, đại dịch COVID-19./.
17799 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tạo điều kiện để người Việt Nam, người nước ngoài xuất nhập cảnh thuận lợi, an toàn; rà soát, đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19; ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16 - 22/10/2021.Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
Văn phòng Chính phủ có Thông báo 272/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tại Thông báo này, Thủ tướng khẳng định: Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, phấn đấu đưa cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ 2 chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến lược khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”…
Tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19
Tại Công điện số 7668/CĐ-VPCP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chủ động, tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để kịp thời mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm, vaccine, thuốc điều trị... phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra trên địa bàn…
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông tin cập nhật về phòng, chống COVID-19 trên phương tiện truyền thông
Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông báo thông tin cập nhật hằng ngày, hằng tuần về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện thông tin, truyền thông để các cấp, các ngành, các địa phương nắm bắt kịp thời, xử lý các vấn đề liên quan và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện.
Bảo đảm TTATGT gắn với phòng, chống dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 271/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 tháng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2021.
Theo đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan trực thuộc bộ, các Sở Giao thông vận tải chủ động hướng dẫn tổ chức vận tải hành khách, hàng hoá trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không theo Nghị quyết số 128 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tạo điều kiện để người Việt Nam, người nước ngoài xuất nhập cảnh thuận lợi, an toàn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hướng dẫn về xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế... để tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam về nước; doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... người nước ngoài nhập cảnh thuận lợi, an toàn.
Rà soát, đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 7538/VPCP-KGVX đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi (cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ) do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19.
Tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Công điện yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và TP. Đà Nẵng tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động rà soát, huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt năm 2020; đồng thời bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ phải sơ tán, không để người dân bị thiếu đói, rét; triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn…
Tiếp tục gỡ vướng về nguồn vật liệu thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô
Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2021/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.
Lĩnh vực phối hợp là tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm sau: 1- Quy hoạch xây dựng; 2- Phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; 3- Phát triển khoa học và công nghệ; 4- Quản lý và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; 5- Quản lý đất đai; 6- Quản lý dân cư và phát triển, quản lý nhà ở; 7- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; 8- Phát triển và quản lý hệ thống giao thông vận tải; 9- Bảo tồn và phát triển văn hóa, lịch sử, du lịch.
Sửa đổi hình thức, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, Nghị định sửa đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, có 4 hình thức bồi dưỡng gồm:
1- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
3- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng thể chế, pháp luật
Tại Thông báo 273/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy trong xây dựng thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó cần: Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng pháp luật; đánh giá toàn diện kết quả thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật; đối với các vấn đề lớn, phức tạp cần kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1739/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027”.
Mục tiêu chung của Đề án nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật của quần chúng nhân dân tại các địa bàn cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và cả hệ thống chính trị các cấp; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết pháp luật.
Đến năm 2030, quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TPHCM- Cần Thơ.
Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1773/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Mục tiêu dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; đồng thời bảo đảm tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Bắc nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Theo quyết định, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng (quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng).
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký ban hành Công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững nhân Ngày vì người nghèo Việt Nam.
Công điện đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo; tiếp tục quan tâm, chăm lo tốt hơn cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo bị ảnh hưởng, tác động bởi thiên tai, đại dịch COVID-19./.