CTTĐT - Trong những năm qua, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện; tỷ lệ lao động qua đào tạo và số lao động được tạo việc làm mới tăng đều qua các năm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được đổi mới toàn diện; giáo dục nghề nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm; đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm và dự Lễ khai giảng năm học mới tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái (ảnh tư liệu)
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại nhằm hình thành nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh.
Để cụ thể hóa Nghị quyết số 21 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành hành Chương trình hành động và các văn bản để triển khai thực hiện Nghị quyết; cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương của Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Tỉnh ủy, công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đào tạo nghề đạt 113,7% kế hoạch; giải quyết việc làm đạt 113,6% kế hoạch; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 121,9% kế hoạch.
Năm 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông đạt 57,7%, vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 25%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 44,5%, vào học đại học đạt 31,6%.
|
Chuyển biến về chất lượng trong giáo dục - đào tạo
Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và tập trung nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được rà soát, bổ sung; cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư theo hướng hiệu quả và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới quản lý, phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú được quan tâm đầu tư. Chất lượng giáo dục đã có những bước chuyển biến rõ rệt, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các Đề án, kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đến thăm, động viên thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với 100% lớp 1, lớp 2 và lớp 6 đảm bảo đạt 100% mục tiêu Đề án Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đối mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Hoàn thành xây dựng tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6 đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và đưa vào sử dụng tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở.
Một giờ học của thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn, đào tạo lại đối với giáo viên dôi dư. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia, đối với những trường không nằm trong lộ trình đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025, xây dựng kế hoạch để nâng số lượng và chất lượng các tiêu chuẩn theo quy định của trường chuẩn quốc gia. Tính đến hết năm 2021 tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 276 trường, đạt 62,2%; trong đó mầm non 108 trường, đạt 60,3%; tiểu học 32 trường, đạt 56,1%; tiểu học và trung học cơ sở 93 trường, đạt 72,7%; trung học cơ sở 33 trường, đạt 61,1%; trung học phổ thông 10 trường, đạt 41,1%.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Các trường phổ thông đã tổ chức khảo sát nhu cầu tiếp tục học tập sau tốt nghiệp THCS/THPT của học sinh lớp 9, lớp 12, tập trung định hướng cho học sinh các hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học, năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập, điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp, cao đẳng đã đẩy mạnh liên kết tổ chức cho học viên học văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với học nghề.
Trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo nghề. Triển khai các mô hình đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng đối với học sinh tốt nghiệp THCS; tuyển sinh gắn với tuyển dụng; hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Năm 2021, các ngành, địa phương đã phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyến sinh - việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng mối quan hệ công tác, kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,83%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ là 33,21%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 5,57%, vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao (5,51%).
|
Xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn cao
Với quan điểm coi đầu tư cho con người là đầu tư phát triển, phải đi trước một bước và kế hoạch nguồn nhân lực phải là cấu phần quan trọng trong mọi chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Yên Bái đã rà soát ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; ban hành nhiều chính sách để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo ra đòn bẩy động lực quan trọng, đột phá trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong năm 2021, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đăng ký chỉ tiêu thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2021, 2022 với tổng số 120 chỉ tiêu, trong đó, 71 chỉ tiêu thu hút, 49 chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng.
Toàn tỉnh đã mở 152 lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cho trên 12.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức; ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái theo quy định để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng và làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện.
Năm 2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ tổ chức 10 kỳ tuyển dụng công chức, viên chức. Tuyển dụng 86 công chức vào các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào công chức, viên chức đối với 04 đội viên Đề án 500 trí thức trẻ và 57 công chức; tuyển dụng 05 viên chức vào làm việc tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành; xét tuyển đối với 27 bác sĩ, dược sĩ đại học đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đào tạo theo hệ cử tuyển vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; xét tuyển 165 viên chức sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập (đợt 1) năm 2021; tuyển dụng 133 viên chức sự nghiệp giáo dục thông qua thi tuyển; tuyển dụng 43 trường hợp làm việc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; tuyển dụng 39 trường hợp viên chức sự nghiệp khác…
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái còn chú trọng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, hỗ trợ đào tạo cho sinh viên đã tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp THPT là người dân tộc thiểu số hoặc người khuyết tật, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an tham gia học nghề thuộc các nhóm ngành nghề phi nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2021, đã thực hiện chính sách hỗ trợ 70% học phí đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiếu số tốt nghiệp THPT tham gia học trình độ cao đẳng, trung cấp theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được 124 sinh viên cao đẳng, 13 học sinh trung cấp tại 03 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp của tỉnh.
Đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.462/18.000 người, đạt 113,7% kế hoạch. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.151/19.500 lao động, đạt 113,6% kế hoạch; trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người; chuyển dịch được 8.044/6.600 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 121,9% kế hoạch; lĩnh vực chuyên dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dụng, du lịch, kinh doanh, bán hàng...
Để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện các nội dung của 4 chương trình trong đề án, trong đó tập trung vào các chương trình về công tác chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe và phát triển thể lực bằng giải pháp tăng cường công tác giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 đến 18 tuổi. Tính đến hết năm 2021 số người tham gia tập luyện thường xuyên đạt 41% tổng dân số của tỉnh. Trung bình mỗi năm Yên Bái tổ chức từ 18 đến 20 giải thể thao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện cho giáo viên và học sinh. Ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công các hoạt động lớn về thể dục thể thao trong nhà trường như: Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội Thể dục thể thao ngành Giáo dục và Đào tạo. Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức.
Tập trung thực hiện có hiệu quả đột phá chiến lược của tỉnh về phát triển nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21- NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; thực hiện hiệu quả các Đề án “Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025” và Đề án “Phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025”.
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy người học là trung tâm; xây dựng và phát huy các mô hình trường học gắn với thực tiễn như: ‘Trường học nông trại”, “Trường học du lịch”, “Trường học hạnh phúc”... và các phong trào “đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, phong trào “thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, chú trọng triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng, duy trì, giữ vững các chỉ số, các tiêu chí đảm bảo các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thong; huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp…
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tham mưu tố chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025”.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động đồng bộ, thúc đẩy chuyển dịch lao động theo định hướng thích ứng với phát triển việc làm và an sinh xã hội; tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động, giữa người lao động với chủ sử dụng lao động. Thực hiện hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, các nhóm lao động yếu thế, nhất là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Chú trọng tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, hỗ trợ chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Làm tốt công tác tạo nguồn lao động, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đưa đi làm việc ở nước ngoài; có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi làm việc ở nước ngoài về nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo; trong đó, đẩy mạnh phân luồng học sinh từ trung học cơ sở và trung học phổ thông vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng đầu ra; tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế - xã hội địa phương.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dụng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, xây dựng kế hoạch triến khai thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; xây dựng kế hoạch thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng và tương đương cấp sở, ngành.
4778 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện; tỷ lệ lao động qua đào tạo và số lao động được tạo việc làm mới tăng đều qua các năm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được đổi mới toàn diện; giáo dục nghề nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm; đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại nhằm hình thành nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh.
Để cụ thể hóa Nghị quyết số 21 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành hành Chương trình hành động và các văn bản để triển khai thực hiện Nghị quyết; cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương của Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Tỉnh ủy, công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đào tạo nghề đạt 113,7% kế hoạch; giải quyết việc làm đạt 113,6% kế hoạch; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 121,9% kế hoạch.
Năm 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông đạt 57,7%, vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 25%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 44,5%, vào học đại học đạt 31,6%.
Chuyển biến về chất lượng trong giáo dục - đào tạo
Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và tập trung nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được rà soát, bổ sung; cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư theo hướng hiệu quả và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới quản lý, phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú được quan tâm đầu tư. Chất lượng giáo dục đã có những bước chuyển biến rõ rệt, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các Đề án, kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đến thăm, động viên thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với 100% lớp 1, lớp 2 và lớp 6 đảm bảo đạt 100% mục tiêu Đề án Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đối mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Hoàn thành xây dựng tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6 đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và đưa vào sử dụng tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở.
Một giờ học của thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn, đào tạo lại đối với giáo viên dôi dư. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia, đối với những trường không nằm trong lộ trình đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025, xây dựng kế hoạch để nâng số lượng và chất lượng các tiêu chuẩn theo quy định của trường chuẩn quốc gia. Tính đến hết năm 2021 tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 276 trường, đạt 62,2%; trong đó mầm non 108 trường, đạt 60,3%; tiểu học 32 trường, đạt 56,1%; tiểu học và trung học cơ sở 93 trường, đạt 72,7%; trung học cơ sở 33 trường, đạt 61,1%; trung học phổ thông 10 trường, đạt 41,1%.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Các trường phổ thông đã tổ chức khảo sát nhu cầu tiếp tục học tập sau tốt nghiệp THCS/THPT của học sinh lớp 9, lớp 12, tập trung định hướng cho học sinh các hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học, năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập, điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp, cao đẳng đã đẩy mạnh liên kết tổ chức cho học viên học văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với học nghề.
Trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo nghề. Triển khai các mô hình đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng đối với học sinh tốt nghiệp THCS; tuyển sinh gắn với tuyển dụng; hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Năm 2021, các ngành, địa phương đã phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyến sinh - việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng mối quan hệ công tác, kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,83%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ là 33,21%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 5,57%, vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao (5,51%).
Xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn cao
Với quan điểm coi đầu tư cho con người là đầu tư phát triển, phải đi trước một bước và kế hoạch nguồn nhân lực phải là cấu phần quan trọng trong mọi chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Yên Bái đã rà soát ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; ban hành nhiều chính sách để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo ra đòn bẩy động lực quan trọng, đột phá trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong năm 2021, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đăng ký chỉ tiêu thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2021, 2022 với tổng số 120 chỉ tiêu, trong đó, 71 chỉ tiêu thu hút, 49 chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng.
Toàn tỉnh đã mở 152 lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cho trên 12.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức; ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái theo quy định để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng và làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện.
Năm 2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ tổ chức 10 kỳ tuyển dụng công chức, viên chức. Tuyển dụng 86 công chức vào các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào công chức, viên chức đối với 04 đội viên Đề án 500 trí thức trẻ và 57 công chức; tuyển dụng 05 viên chức vào làm việc tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành; xét tuyển đối với 27 bác sĩ, dược sĩ đại học đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đào tạo theo hệ cử tuyển vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; xét tuyển 165 viên chức sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập (đợt 1) năm 2021; tuyển dụng 133 viên chức sự nghiệp giáo dục thông qua thi tuyển; tuyển dụng 43 trường hợp làm việc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; tuyển dụng 39 trường hợp viên chức sự nghiệp khác…
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái còn chú trọng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, hỗ trợ đào tạo cho sinh viên đã tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp THPT là người dân tộc thiểu số hoặc người khuyết tật, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an tham gia học nghề thuộc các nhóm ngành nghề phi nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2021, đã thực hiện chính sách hỗ trợ 70% học phí đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiếu số tốt nghiệp THPT tham gia học trình độ cao đẳng, trung cấp theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được 124 sinh viên cao đẳng, 13 học sinh trung cấp tại 03 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp của tỉnh.
Đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.462/18.000 người, đạt 113,7% kế hoạch. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.151/19.500 lao động, đạt 113,6% kế hoạch; trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người; chuyển dịch được 8.044/6.600 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 121,9% kế hoạch; lĩnh vực chuyên dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dụng, du lịch, kinh doanh, bán hàng...
Để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện các nội dung của 4 chương trình trong đề án, trong đó tập trung vào các chương trình về công tác chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe và phát triển thể lực bằng giải pháp tăng cường công tác giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 đến 18 tuổi. Tính đến hết năm 2021 số người tham gia tập luyện thường xuyên đạt 41% tổng dân số của tỉnh. Trung bình mỗi năm Yên Bái tổ chức từ 18 đến 20 giải thể thao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện cho giáo viên và học sinh. Ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công các hoạt động lớn về thể dục thể thao trong nhà trường như: Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội Thể dục thể thao ngành Giáo dục và Đào tạo. Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức.
Tập trung thực hiện có hiệu quả đột phá chiến lược của tỉnh về phát triển nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21- NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; thực hiện hiệu quả các Đề án “Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025” và Đề án “Phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025”.
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy người học là trung tâm; xây dựng và phát huy các mô hình trường học gắn với thực tiễn như: ‘Trường học nông trại”, “Trường học du lịch”, “Trường học hạnh phúc”... và các phong trào “đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, phong trào “thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, chú trọng triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng, duy trì, giữ vững các chỉ số, các tiêu chí đảm bảo các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thong; huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp…
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tham mưu tố chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025”.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động đồng bộ, thúc đẩy chuyển dịch lao động theo định hướng thích ứng với phát triển việc làm và an sinh xã hội; tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động, giữa người lao động với chủ sử dụng lao động. Thực hiện hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, các nhóm lao động yếu thế, nhất là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Chú trọng tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, hỗ trợ chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Làm tốt công tác tạo nguồn lao động, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đưa đi làm việc ở nước ngoài; có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi làm việc ở nước ngoài về nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo; trong đó, đẩy mạnh phân luồng học sinh từ trung học cơ sở và trung học phổ thông vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng đầu ra; tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế - xã hội địa phương.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dụng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, xây dựng kế hoạch triến khai thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; xây dựng kế hoạch thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng và tương đương cấp sở, ngành.