CTTĐT - Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Diện mạo nông thôn trong tỉnh ngày càng khang trang, khởi sắc, hình thành thêm nhiều “miền quê đáng sống”, góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Diện mạo nông thôn trong tỉnh ngày càng khang trang, khởi sắc, hình thành thêm nhiều “miền quê đáng sống”
Đổi mới cách nghĩ, cách làm
Xác định xây dựng NTM là quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của người dân, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc cho nhân dân, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng làm theo trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm Trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, từ việc xây dựng chủ trương đến tổ chức triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng NTM đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành và gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Vào những ngày cuối tuần, tại các xã trên địa bàn huyện, cán bộ, công chức các xã lại đồng loạt tổ chức xuống các thôn cùng nhân dân ra quân tu sửa, vệ sinh đường làng ngõ xóm và giúp đỡ các hộ neo đơn dọn dẹp nhà cửa, đào hố xử lý rác thải, chia sẻ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương. Với gần 500 buổi được tổ chức, "Ngày cuối tuần cùng dân” ở Yên Bình đã thu hút trên 30.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Qua đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và người dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ, duy trì các tiêu chí NTM.
Cùng với huyện Yên Bình, phong trào xây dựng NTM cũng được huyện Lục Yên triển khai với nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động được tối đa các nguồn lực từ nhân dân. Trong năm 2021, huyện Lục Yên đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai, tổ chức thực hiện phong trào vận động nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng đường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các công trình, dự án trong xây dựng nông thôn mới. Với tinh thần quyết tâm cao, chủ động trong triển khai thực hiện, đặc biệt là được sự đồng thuận ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến hết tháng 10/2021, toàn huyện đã có 2.277 hộ gia đình tự nguyện hiến 300 nghìn mét vuông đất, 18.500 mét vuông tường rào, công trình, vật kiến trúc và hơn 100 nghìn cây cối các loại để làm đường giao thông. Tổng giá trị hiến đất, cây cối, vật kiến trúc của nhân dân khoảng trên 100 tỷ đồng. Tại các xã, thị trấn, với sự đồng thuận cao, các hộ gia đình đã sẵn sàng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc, đóng góp kinh phí mở rộng đường từ 3 mét lên 5 mét đến 7mét, góp phần làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn.
Với việc đổi mới cách nghĩ, cách làm trong thực hiện chương trình MTQG tại cơ sở, diện mạo nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi, hình thành thêm nhiều miền quê đáng sống.
Thêm nhiều miền quê đáng sống
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến đầu tháng 12/2021, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xuất phát điểm là một xã đặc biệt khó khăn, “làn gió” nông thôn mới đã biến những con đường lầy lội ở Viễn Sơn thành những con đường nhựa hóa, bê tông hóa, hai bên được trồng hoa và cây xanh, bắt mắt. Đường liên xã, liên thôn, liên xóm đều được cứng hóa, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân được thuận tiện hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Điện, nước sạch, thông tin liên lạc đến từng xóm, từng nhà phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tốt hơn. Trường học được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục được nâng cao. Người dân phấn khởi trước những thành quả mà nông thôn mới đem lại, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Ông Bàn Kim Vạn, thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên phấn khởi nói: “Thấy diện mạo quê hương thay đổi từng ngày bản thân tôi cùng những người dân nơi đây cảm thấy rất phấn khởi, hạnh phúc, biết ơn sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà tài trợ đã hỗ trợ tiếp sức cùng nhân dân xã nhà xây dựng quê hương Viễn Sơn ngày càng thêm văn minh, giàu đẹp và có diện mạo mới, thỏa mãn sự mong mỏi của bà con nhân dân bấy lâu nay”.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên tham gia làm đường giao thông nông thôn cùng nhân dân
Cùng với xã Viễn Sơn, nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh cũng đã cán đích nông thôn mới trong năm 2021 như xã Sơn Lương, xã Tú Lệ, xã Minh An (huyện Văn Chấn), xã Mỹ Gia, xã Phúc Ninh (huyện Yên Bình). Hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, hiện đại, những ngôi nhà cao tầng san sát, nhiều con đường được trải nhựa phẳng lỳ, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Cuộc sống văn minh, hiện đại đang được hiện hữu. Tất cả góp phần tạo nên những bức tranh làng quê nông thôn mới yên bình, no ấm và tô điểm thêm bản sắc văn hóa.
Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016-2021, toàn tỉnh có 82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 03/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong đó huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên trong 7 tỉnh Tây Bắc về đích NTM. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã công nhận được 46 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới (trong đó có 36 thôn là đặc biệt khó khăn) và 96 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM; 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã công nhận được 18 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới, trong đó có 15 thôn là đặc biệt khó khăn và 60 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc
Xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bức vào năm 2025. Trong đó phấn đấu đến năm 2025 có trên 80% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có khoảng 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM là Văn Yên và Yên Bình. Thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, huyện Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Trong đó tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự... Đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực của Trung ương, tăng cường lồng ghép đồng bộ, chặt chẽ nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương. Đa dạng hoá nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng xã hội hoá. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách. Tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững. Đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp…
755 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Diện mạo nông thôn trong tỉnh ngày càng khang trang, khởi sắc, hình thành thêm nhiều “miền quê đáng sống”, góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.Đổi mới cách nghĩ, cách làm
Xác định xây dựng NTM là quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của người dân, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc cho nhân dân, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng làm theo trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm Trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, từ việc xây dựng chủ trương đến tổ chức triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng NTM đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành và gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Vào những ngày cuối tuần, tại các xã trên địa bàn huyện, cán bộ, công chức các xã lại đồng loạt tổ chức xuống các thôn cùng nhân dân ra quân tu sửa, vệ sinh đường làng ngõ xóm và giúp đỡ các hộ neo đơn dọn dẹp nhà cửa, đào hố xử lý rác thải, chia sẻ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương. Với gần 500 buổi được tổ chức, "Ngày cuối tuần cùng dân” ở Yên Bình đã thu hút trên 30.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Qua đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và người dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ, duy trì các tiêu chí NTM.
Cùng với huyện Yên Bình, phong trào xây dựng NTM cũng được huyện Lục Yên triển khai với nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động được tối đa các nguồn lực từ nhân dân. Trong năm 2021, huyện Lục Yên đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai, tổ chức thực hiện phong trào vận động nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng đường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các công trình, dự án trong xây dựng nông thôn mới. Với tinh thần quyết tâm cao, chủ động trong triển khai thực hiện, đặc biệt là được sự đồng thuận ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến hết tháng 10/2021, toàn huyện đã có 2.277 hộ gia đình tự nguyện hiến 300 nghìn mét vuông đất, 18.500 mét vuông tường rào, công trình, vật kiến trúc và hơn 100 nghìn cây cối các loại để làm đường giao thông. Tổng giá trị hiến đất, cây cối, vật kiến trúc của nhân dân khoảng trên 100 tỷ đồng. Tại các xã, thị trấn, với sự đồng thuận cao, các hộ gia đình đã sẵn sàng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc, đóng góp kinh phí mở rộng đường từ 3 mét lên 5 mét đến 7mét, góp phần làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn.
Với việc đổi mới cách nghĩ, cách làm trong thực hiện chương trình MTQG tại cơ sở, diện mạo nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi, hình thành thêm nhiều miền quê đáng sống.
Thêm nhiều miền quê đáng sống
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến đầu tháng 12/2021, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xuất phát điểm là một xã đặc biệt khó khăn, “làn gió” nông thôn mới đã biến những con đường lầy lội ở Viễn Sơn thành những con đường nhựa hóa, bê tông hóa, hai bên được trồng hoa và cây xanh, bắt mắt. Đường liên xã, liên thôn, liên xóm đều được cứng hóa, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân được thuận tiện hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Điện, nước sạch, thông tin liên lạc đến từng xóm, từng nhà phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tốt hơn. Trường học được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục được nâng cao. Người dân phấn khởi trước những thành quả mà nông thôn mới đem lại, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Ông Bàn Kim Vạn, thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên phấn khởi nói: “Thấy diện mạo quê hương thay đổi từng ngày bản thân tôi cùng những người dân nơi đây cảm thấy rất phấn khởi, hạnh phúc, biết ơn sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà tài trợ đã hỗ trợ tiếp sức cùng nhân dân xã nhà xây dựng quê hương Viễn Sơn ngày càng thêm văn minh, giàu đẹp và có diện mạo mới, thỏa mãn sự mong mỏi của bà con nhân dân bấy lâu nay”.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên tham gia làm đường giao thông nông thôn cùng nhân dân
Cùng với xã Viễn Sơn, nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh cũng đã cán đích nông thôn mới trong năm 2021 như xã Sơn Lương, xã Tú Lệ, xã Minh An (huyện Văn Chấn), xã Mỹ Gia, xã Phúc Ninh (huyện Yên Bình). Hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, hiện đại, những ngôi nhà cao tầng san sát, nhiều con đường được trải nhựa phẳng lỳ, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Cuộc sống văn minh, hiện đại đang được hiện hữu. Tất cả góp phần tạo nên những bức tranh làng quê nông thôn mới yên bình, no ấm và tô điểm thêm bản sắc văn hóa.
Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016-2021, toàn tỉnh có 82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 03/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong đó huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên trong 7 tỉnh Tây Bắc về đích NTM. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã công nhận được 46 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới (trong đó có 36 thôn là đặc biệt khó khăn) và 96 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM; 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã công nhận được 18 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới, trong đó có 15 thôn là đặc biệt khó khăn và 60 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc
Xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bức vào năm 2025. Trong đó phấn đấu đến năm 2025 có trên 80% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có khoảng 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM là Văn Yên và Yên Bình. Thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, huyện Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Trong đó tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự... Đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực của Trung ương, tăng cường lồng ghép đồng bộ, chặt chẽ nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương. Đa dạng hoá nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng xã hội hoá. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách. Tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững. Đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp…