CTTĐT - Bám sát sự chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của ngành, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ của hộ ông Nguyễn Công Thường, thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia
Trong năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, trong đó rét đậm, rét hại đã làm chết 75 con gia súc các loại; dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát đã làm cho 451 con lợn bị chết và tiêu hủy; dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đã làm cho 303 con bò mắc bệnh, 89 con bị tiêu hủy; bệnh cúm gia cầm đã làm chết 9.500 con gà… đã gây sụt giảm đàn vật nuôi. Giá đầu vào vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi lại cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung nghiên cứu, nắm bắt tình hình để kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các kế hoạch, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, toàn diện của tỉnh. Xây dựng kịch bản tăng trưởng, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của ngành cho phù hợp với tình hình thực tế. Phát động phong trào thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; thi đua “Toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025”…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác của tỉnh thăm Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà tại xã Yên Hợp, huyện Văn Yên
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2021, nông nghiệp Yên Bái tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 đạt 5,36%, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ. Các chỉ tiêu chính của ngành nông nghiệp cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch giao. Trong đó tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, đạt 101,82% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi đạt 68.839 tấn, đạt 101,23% kế hoạch. Tổng đàn gia súc chính đạt 762.582 con, đạt 101,34% kế hoạch. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 71.182 tấn, đạt 122,73% kế hoạch (tăng 30,98% so với cùng kỳ). Diện tích rừng trồng mới đạt 16.047 ha, đạt 103,53%...
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục nhận được sự đồng thuận của nhân dân, ngày càng có thêm nhiều xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong năm 2021, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thị xã Nghĩa Lộ được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ, nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức triển khai, giúp các chủ thể thích ứng hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 138 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao, trong đó có 14 sản phẩm đạt 4 sao và 124 sản phẩm đạt 3 sao. Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 25 dự án liên kết sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, đạt 147,1% kế hoạch.
Nhiều sản phẩm nông sản đã được giao dịch trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Voso, Postmart...
Công tác quản lý, nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông, lâm sản và thuỷ sản được triển khai có hiệu quả. Trong năm 2021, ngành đã phối hợp với các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất chế biến; tháo gỡ khó khăn về lưu thông nông sản. Đồng thời hỗ trợ, đào tạo nông dân, nhà sản xuất đẩy mạnh phân phối hàng hóa nông sản trên nền các sàn thương mại điện tử lớn như: Voso, Postmart...
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; coi phát triển hài hòa kinh tế, xã hội, môi trường là nhiệm vụ cơ bản; tạo động lực theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. Phấn đấu trong năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4,54%. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 22,70%...
Để thực hiện được mục tiêu này, trong năm 2022, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, chỉ thị, các chương trình, đề án, chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh Yên Bái trong năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong cán bộ đảng viên và nhân dân về các chính sách của Trung ương, của địa phương về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo sự đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tạo động lực mới, đột phá cho tăng trưởng, phát triển bền vững; sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Cùng với đó, triển khai tổ chức sản xuất đúng mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao và đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu giống, vật tư nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Thực hiện tốt công tác phát triển tăng đàn, tái đàn có kiểm soát trong chăn nuôi lợn và trâu bò. Tập trung làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, trồng rừng gỗ lớn. Thực hiện mục tiêu phát triển rừng bền vững thông qua cấp chứng chỉ rừng FSC...
Triển khai thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làm cơ sở để huy động các tốt các nguồn lực ngoài ngân sách, đồng thời tổ chức lại sản xuất cũng như gia tăng ý thức cộng đồng của cư dân nông thôn. Tiếp tục rà soát, đánh giá, nâng hạng một số sản phẩm OCOP đã có; phát triển mới một số sản phẩm OCOP mới.
Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Từng bước xã hội hóa các dịch vụ công trong ngành nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, nhanh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
1704 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bám sát sự chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của ngành, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021.Trong năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, trong đó rét đậm, rét hại đã làm chết 75 con gia súc các loại; dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát đã làm cho 451 con lợn bị chết và tiêu hủy; dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đã làm cho 303 con bò mắc bệnh, 89 con bị tiêu hủy; bệnh cúm gia cầm đã làm chết 9.500 con gà… đã gây sụt giảm đàn vật nuôi. Giá đầu vào vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi lại cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung nghiên cứu, nắm bắt tình hình để kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các kế hoạch, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, toàn diện của tỉnh. Xây dựng kịch bản tăng trưởng, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của ngành cho phù hợp với tình hình thực tế. Phát động phong trào thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; thi đua “Toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025”…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác của tỉnh thăm Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà tại xã Yên Hợp, huyện Văn Yên
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2021, nông nghiệp Yên Bái tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 đạt 5,36%, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ. Các chỉ tiêu chính của ngành nông nghiệp cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch giao. Trong đó tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, đạt 101,82% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi đạt 68.839 tấn, đạt 101,23% kế hoạch. Tổng đàn gia súc chính đạt 762.582 con, đạt 101,34% kế hoạch. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 71.182 tấn, đạt 122,73% kế hoạch (tăng 30,98% so với cùng kỳ). Diện tích rừng trồng mới đạt 16.047 ha, đạt 103,53%...
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục nhận được sự đồng thuận của nhân dân, ngày càng có thêm nhiều xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong năm 2021, toàn tỉnh có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thị xã Nghĩa Lộ được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ, nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức triển khai, giúp các chủ thể thích ứng hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 138 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao, trong đó có 14 sản phẩm đạt 4 sao và 124 sản phẩm đạt 3 sao. Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 25 dự án liên kết sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, đạt 147,1% kế hoạch.
Nhiều sản phẩm nông sản đã được giao dịch trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Voso, Postmart...
Công tác quản lý, nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông, lâm sản và thuỷ sản được triển khai có hiệu quả. Trong năm 2021, ngành đã phối hợp với các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất chế biến; tháo gỡ khó khăn về lưu thông nông sản. Đồng thời hỗ trợ, đào tạo nông dân, nhà sản xuất đẩy mạnh phân phối hàng hóa nông sản trên nền các sàn thương mại điện tử lớn như: Voso, Postmart...
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; coi phát triển hài hòa kinh tế, xã hội, môi trường là nhiệm vụ cơ bản; tạo động lực theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. Phấn đấu trong năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4,54%. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 22,70%...
Để thực hiện được mục tiêu này, trong năm 2022, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, chỉ thị, các chương trình, đề án, chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh Yên Bái trong năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong cán bộ đảng viên và nhân dân về các chính sách của Trung ương, của địa phương về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo sự đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tạo động lực mới, đột phá cho tăng trưởng, phát triển bền vững; sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Cùng với đó, triển khai tổ chức sản xuất đúng mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao và đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu giống, vật tư nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Thực hiện tốt công tác phát triển tăng đàn, tái đàn có kiểm soát trong chăn nuôi lợn và trâu bò. Tập trung làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, trồng rừng gỗ lớn. Thực hiện mục tiêu phát triển rừng bền vững thông qua cấp chứng chỉ rừng FSC...
Triển khai thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làm cơ sở để huy động các tốt các nguồn lực ngoài ngân sách, đồng thời tổ chức lại sản xuất cũng như gia tăng ý thức cộng đồng của cư dân nông thôn. Tiếp tục rà soát, đánh giá, nâng hạng một số sản phẩm OCOP đã có; phát triển mới một số sản phẩm OCOP mới.
Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Từng bước xã hội hóa các dịch vụ công trong ngành nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, nhanh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.