CTTĐT - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020, Huyện ủy - HĐND- UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân với các phong trào thi đua sôi nổi chung tay đóng góp xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.
Người dân tích làm đường giao thông
Đặc thù là huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, huyện Mù Cang Chải có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số. Với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, phức tạp và dân cư phân bố không đồng đều; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, mức độ đạt các tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện rất thấp, hầu hết chỉ đạt từ 1 đến 2/19 tiêu chí. Đó là những khó khăn, thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao từ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.
Xác định được những khó khăn trở ngại trước mắt, ngay khi bắt tay vào cuộc, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, bộ máy chỉ đạo chương trình được thành lập và hoạt động khá đồng bộ, triển khai thực hiện tốt nhiều cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tỉnh từ đó mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM. Đã có nhiều cách làm mới, vận dụng linh hoạt phương thức triển khai và huy động nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Do đó qua 10 năm thực hiện, chương trình đã đạt được một số kết quả rất quan trọng: Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiếp tục phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn được tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2018 là trên 152 tỷ 777 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí thực hiện Chương trình 30a là trên 67,1 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh là gần 57,5 tỷ đồng; Chương trình 135 là trên 23,8 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM là 4 tỷ 348 triệu đồng.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố và ngày càng vững mạnh. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 18 triệu đồng/người/năm, tăng 12,5 triệu đồng so với năm 2011; Tỷ lệ hộ nghèo (đa chiều) năm 2016 là 75,13 %. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn 51,66 %.
Hiện nay, toàn huyện hiện có 1 xã đạt 11 tiêu chí, 1 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí, 5 xã đạt 8 tiêu chí, còn lại đạt từ 5 đến 7 tiêu chí.
Hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng mới khang trang phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân.
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nông thôn Mù Cang Chải đã có những đổi thay căn bản và toàn diện. Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, chất lượng đời sống vật chất của người dân được nâng cao, nhận thức về nông thôn mới được tăng cường. Kết cấu hạ tầng phát triển, phục vụ thiết thực cho sản xuất và cuộc sống của người dân. Văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải, phấn đấu xây dựng 1 xã (xã Nậm Khắt) đạt xã nông thôn mới các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Định hướng đến năm 2030 có thêm 2 - 3 xã đạt xã nông thôn mới. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 26 thôn bản được lựa chọn điểm về xây dựng đạt thôn bản NTM. Đến năm 2025, nâng số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 14 tiêu chí/xã; Đến cuối năm 2025 không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm. Có từ 2 đến 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%. Phấn đấu có 10/13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.000 lao động. Phấn đấu 13/13 xã có các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh và 13/13 xã đảm bảo an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển công trình giao thông, trường học, thiết chế văn hóa. Tạo nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đặc biệt là tiếp tục thực hiện các đề án nông nghiệp, ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho người dân nông thôn một cách bền vững; sản xuất gắn với thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết đầu tư bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; từ đó nâng cao lợi nhuận, thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Đổi mới phương thức thực hiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế... Chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội; Xây dựng và thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thực sự tạo ra nông thôn mới bình yên.
1361 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020, Huyện ủy - HĐND- UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo quyết liệt, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân với các phong trào thi đua sôi nổi chung tay đóng góp xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.Đặc thù là huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, huyện Mù Cang Chải có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số. Với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, phức tạp và dân cư phân bố không đồng đều; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, mức độ đạt các tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện rất thấp, hầu hết chỉ đạt từ 1 đến 2/19 tiêu chí. Đó là những khó khăn, thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao từ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.
Xác định được những khó khăn trở ngại trước mắt, ngay khi bắt tay vào cuộc, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, bộ máy chỉ đạo chương trình được thành lập và hoạt động khá đồng bộ, triển khai thực hiện tốt nhiều cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tỉnh từ đó mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM. Đã có nhiều cách làm mới, vận dụng linh hoạt phương thức triển khai và huy động nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Do đó qua 10 năm thực hiện, chương trình đã đạt được một số kết quả rất quan trọng: Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiếp tục phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn được tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2018 là trên 152 tỷ 777 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí thực hiện Chương trình 30a là trên 67,1 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh là gần 57,5 tỷ đồng; Chương trình 135 là trên 23,8 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM là 4 tỷ 348 triệu đồng.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố và ngày càng vững mạnh. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 18 triệu đồng/người/năm, tăng 12,5 triệu đồng so với năm 2011; Tỷ lệ hộ nghèo (đa chiều) năm 2016 là 75,13 %. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn 51,66 %.
Hiện nay, toàn huyện hiện có 1 xã đạt 11 tiêu chí, 1 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí, 5 xã đạt 8 tiêu chí, còn lại đạt từ 5 đến 7 tiêu chí.
Hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng mới khang trang phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân.
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nông thôn Mù Cang Chải đã có những đổi thay căn bản và toàn diện. Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, chất lượng đời sống vật chất của người dân được nâng cao, nhận thức về nông thôn mới được tăng cường. Kết cấu hạ tầng phát triển, phục vụ thiết thực cho sản xuất và cuộc sống của người dân. Văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải, phấn đấu xây dựng 1 xã (xã Nậm Khắt) đạt xã nông thôn mới các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Định hướng đến năm 2030 có thêm 2 - 3 xã đạt xã nông thôn mới. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 26 thôn bản được lựa chọn điểm về xây dựng đạt thôn bản NTM. Đến năm 2025, nâng số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 14 tiêu chí/xã; Đến cuối năm 2025 không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm. Có từ 2 đến 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%. Phấn đấu có 10/13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.000 lao động. Phấn đấu 13/13 xã có các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh và 13/13 xã đảm bảo an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển công trình giao thông, trường học, thiết chế văn hóa. Tạo nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đặc biệt là tiếp tục thực hiện các đề án nông nghiệp, ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho người dân nông thôn một cách bền vững; sản xuất gắn với thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết đầu tư bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; từ đó nâng cao lợi nhuận, thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Đổi mới phương thức thực hiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế... Chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội; Xây dựng và thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thực sự tạo ra nông thôn mới bình yên.