CTTĐT - Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ngành y tế, thời gian qua, hệ thống y tế Yên Bái được củng cố kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, tất cả các xã, phường đều có cơ sở khám chữa bệnh. Các bệnh viện, các trung tâm y tế đã dần phát triển theo hướng cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái áp dụng kỹ các thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị cho người bệnh
Là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh quy mô 550 giường bệnh, 33 khoa phòng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã được áp dụng kỹ các thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị. Trong đó, phải kể đến các phẫu thuật nội soi, thay khớp gối, khớp háng, tái tạo dây chằng, cột sống, sọ não, chụp và can thiệp trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền. Hiện nay, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đạt trên 86%, trong đó, trên 240 kỹ thuật vượt tuyến. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã trở thành địa chỉ tin cậy, số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, giảm đáng kể tỷ lệ chuyển tuyến.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 trung tâm có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phòng xét nghiệm sinh học phân tử của Trung tâm được thành lập sớm nhất trong hệ thống trung tâm y tế dự phòng toàn quốc giúp cho công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm do vi rút nhanh và hiệu quả. Đặc biệt, 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm đã thực hiện tốt trọng trách là lực lượng tuyến đầu.
Toàn tỉnh có 1 bệnh viện hạng 1 và 3 bệnh viện đạt hạng II. Hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng mới và trang thiết bị, vật tư y tế cũng được quan tâm đầu tư. Năm 1991, toàn tỉnh chỉ có 11 bệnh viện, 4,8 bác sỹ/10.000 người dân thì đến nay toàn tỉnh đã có 15 bệnh viện với 30,7 giường bệnh/10.000 dân, đạt tỷ lệ 10,2 bác sỹ/10.000 dân.
Riêng trong năm 2021, một trong những kết quả nổi bật của ngành y tế trong năm qua được các cấp, các ngành và dư luận xã hội đánh giá cao đó là công tác phòng chống dịch bệnh. Ngay từ đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Sở Y tế đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch khẩn, đồng thời chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, ngay sau khi phát hiện ca dương tính đầu tiên, ngành y tế đã tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành để kích hoạt các đội phản ứng nhanh, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên các ổ dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát và khống chế. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, của tỉnh, ngành Y tế chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Ngành đã chủ động tham mưu và xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch ứng phó với các cấp độ của dịch, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, hóa chất để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch. Vì vậy, những ổ dịch nhanh chóng được khoanh vùng, xử lý trong thời gian ngắn và cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 chỉ trong vòng 2 tuần cao điểm thần tốc.
Ths, Bs Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Ngành đã chủ động bám sát tình hình dịch, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Từ đó, huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Áp dụng linh hoạt các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhanh chóng rà soát, truy vết, khoanh vùng theo quy định đối với các trường hợp nghi nhiễm, tiếp xúc liên quan”.
Ngành đã thiết lập bệnh viện dã chiến, huy động hàng nghìn cán bộ y tế tham gia chống dịch, duy trì 9 chốt kiểm dịch y tế liên ngành, kiểm soát hàng chục nghìn lượt người, phương tiện qua chốt mỗi ngày; tuyên truyền, vận động người dân triển khai thực hiện hiệu quả việc khai báo y tế theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, cán bộ y tế cùng lực lượng tuyến đầu đã thực hiện rà soát, phát hiện sớm tất cả các trường hợp có yếu tố nguy cơ, đi từ các vùng có dịch trở về; phối hợp theo dõi, quản lý cách ly tại nhà; hướng dẫn người dân khai báo y tế, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp, vận hành hiệu quả các khu cách ly tập trung an toàn, hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch của tỉnh.
Đồng thời ngành triển khai thực hiện nhanh chóng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2021 đã tiêm được 1.031.042 mũi tiêm cho 508.558 người trên 18 tuổi, đạt 100%. Trong đó 449.382 người đã tiêm 2 mũi trở lên, đạt tỷ lệ 95,5%; có 36.551 người đã tiêm 3 mũi, đạt tỷ lệ 7,2%. Đã tiêm được 148.089 liều cho 76.666 đối tượng từ 12-17 tuổi, đạt tỷ lệ 96,4%, trong đó có 71.423 người đã tiêm 02 mũi, đạt tỷ lệ 89,8%.
Đối với hoạt động khám, chữa bệnh, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, mang tính đồng bộ nên mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh từng bước khôi phục, củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, lẫn trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu của người dân; lề lối làm việc của các đơn vị dần được thay đổi theo hướng tích cực. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu vào điều trị, qua đó tạo được thương hiệu, uy tín đối với người bệnh và dư luận xã hội trong, ngoài tỉnh đánh giá cao.
Năm 2021, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã hoàn thành đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kế hoạch của ngành đã đề ra, trong đó có 04/04 chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao trong tổng số 32 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 73,7 tuổi, số năm sống khỏe tối thiểu đạt 65,6 năm; Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98,6%; Có 10,4 bác sỹ/10.000 dân, 34,4 giường bệnh/10.000 dân; Tổng số xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế là 140 xã đạt 80,9% vượt kế hoạch đề ra. Hoàn thành đúng tiến độ 04/04 nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh ủy; 12/13 nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 02/CTr-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ có 01 nhiệm vụ chưa thực hiện chuyển sang năm 2022 do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và chăm sóc đối bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,08%, thể nhẹ cân là 15,65% (giảm lần lượt 0,62% và 0,45% so với cùng kỳ năm 2020). Chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,23‰, tỷ số giới tính khi sinh là 111,8 trẻ nam/ 100 trẻ nữ. Bên cạnh đó, y tế cơ sở đã được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng hoạt động. Hiện nay đang thi công cải tạo, nâng cấp và mở rộng 40 trạm y tế, xây dựng mới 05 trạm y tế trong khuôn khổ dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở”. Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình triển khai mở rộng ra 75 xã (lũy tích 112 xã). 10 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (lũy tích 140 xã), vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,67%.
Hệ thống khám, chữa bệnh tiếp tục được đầu tư, phát triển, chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, hơn 100 kỹ thuật mới chuyên sâu được triển khai cả ở tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong năm 2021 đã thực hiện tiếp nhận chuyển giao 33 kỹ thuật. Trong đó tuyến tỉnh 25 kỹ thuật; tuyến huyện 08 kỹ thuật. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tại tuyến huyện số kỹ thuật được tiếp nhận mới chỉ đạt 57% so với kế hoạch giao.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú, ngoại trú lần lượt là 93,8% và 94,4%; hầu hết tại các đơn vị đều đạt trên 90%. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh trong toàn ngành, trong đó đã triển khai kết nối từ xa giữa các cơ sở y tế trong tỉnh với các bệnh viện Trung ương, hội chẩn từ xa qua Telehealth được thực hiện thường quy, từng bước hoàn thiện bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái.
67 năm qua, lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu” đã thấm sâu trong tâm trí những người thầy thuốc và trở thành phương châm hành động của các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân viên ngành y tế toàn tỉnh. Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, mỗi cán bộ, y bác sỹ, nhân viên trong ngành y tế ra sức thi đua phấn đấu, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân.
1323 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ngành y tế, thời gian qua, hệ thống y tế Yên Bái được củng cố kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, tất cả các xã, phường đều có cơ sở khám chữa bệnh. Các bệnh viện, các trung tâm y tế đã dần phát triển theo hướng cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.Là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh quy mô 550 giường bệnh, 33 khoa phòng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã được áp dụng kỹ các thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị. Trong đó, phải kể đến các phẫu thuật nội soi, thay khớp gối, khớp háng, tái tạo dây chằng, cột sống, sọ não, chụp và can thiệp trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền. Hiện nay, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đạt trên 86%, trong đó, trên 240 kỹ thuật vượt tuyến. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã trở thành địa chỉ tin cậy, số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, giảm đáng kể tỷ lệ chuyển tuyến.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 trung tâm có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phòng xét nghiệm sinh học phân tử của Trung tâm được thành lập sớm nhất trong hệ thống trung tâm y tế dự phòng toàn quốc giúp cho công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm do vi rút nhanh và hiệu quả. Đặc biệt, 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm đã thực hiện tốt trọng trách là lực lượng tuyến đầu.
Toàn tỉnh có 1 bệnh viện hạng 1 và 3 bệnh viện đạt hạng II. Hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng mới và trang thiết bị, vật tư y tế cũng được quan tâm đầu tư. Năm 1991, toàn tỉnh chỉ có 11 bệnh viện, 4,8 bác sỹ/10.000 người dân thì đến nay toàn tỉnh đã có 15 bệnh viện với 30,7 giường bệnh/10.000 dân, đạt tỷ lệ 10,2 bác sỹ/10.000 dân.
Riêng trong năm 2021, một trong những kết quả nổi bật của ngành y tế trong năm qua được các cấp, các ngành và dư luận xã hội đánh giá cao đó là công tác phòng chống dịch bệnh. Ngay từ đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Sở Y tế đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch khẩn, đồng thời chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, ngay sau khi phát hiện ca dương tính đầu tiên, ngành y tế đã tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành để kích hoạt các đội phản ứng nhanh, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên các ổ dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát và khống chế. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, của tỉnh, ngành Y tế chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Ngành đã chủ động tham mưu và xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch ứng phó với các cấp độ của dịch, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, hóa chất để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch. Vì vậy, những ổ dịch nhanh chóng được khoanh vùng, xử lý trong thời gian ngắn và cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 chỉ trong vòng 2 tuần cao điểm thần tốc.
Ths, Bs Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Ngành đã chủ động bám sát tình hình dịch, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Từ đó, huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Áp dụng linh hoạt các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhanh chóng rà soát, truy vết, khoanh vùng theo quy định đối với các trường hợp nghi nhiễm, tiếp xúc liên quan”.
Ngành đã thiết lập bệnh viện dã chiến, huy động hàng nghìn cán bộ y tế tham gia chống dịch, duy trì 9 chốt kiểm dịch y tế liên ngành, kiểm soát hàng chục nghìn lượt người, phương tiện qua chốt mỗi ngày; tuyên truyền, vận động người dân triển khai thực hiện hiệu quả việc khai báo y tế theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà”, cán bộ y tế cùng lực lượng tuyến đầu đã thực hiện rà soát, phát hiện sớm tất cả các trường hợp có yếu tố nguy cơ, đi từ các vùng có dịch trở về; phối hợp theo dõi, quản lý cách ly tại nhà; hướng dẫn người dân khai báo y tế, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp, vận hành hiệu quả các khu cách ly tập trung an toàn, hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch của tỉnh.
Đồng thời ngành triển khai thực hiện nhanh chóng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2021 đã tiêm được 1.031.042 mũi tiêm cho 508.558 người trên 18 tuổi, đạt 100%. Trong đó 449.382 người đã tiêm 2 mũi trở lên, đạt tỷ lệ 95,5%; có 36.551 người đã tiêm 3 mũi, đạt tỷ lệ 7,2%. Đã tiêm được 148.089 liều cho 76.666 đối tượng từ 12-17 tuổi, đạt tỷ lệ 96,4%, trong đó có 71.423 người đã tiêm 02 mũi, đạt tỷ lệ 89,8%.
Đối với hoạt động khám, chữa bệnh, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, mang tính đồng bộ nên mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh từng bước khôi phục, củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, lẫn trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu của người dân; lề lối làm việc của các đơn vị dần được thay đổi theo hướng tích cực. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu vào điều trị, qua đó tạo được thương hiệu, uy tín đối với người bệnh và dư luận xã hội trong, ngoài tỉnh đánh giá cao.
Năm 2021, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã hoàn thành đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kế hoạch của ngành đã đề ra, trong đó có 04/04 chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao trong tổng số 32 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 73,7 tuổi, số năm sống khỏe tối thiểu đạt 65,6 năm; Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98,6%; Có 10,4 bác sỹ/10.000 dân, 34,4 giường bệnh/10.000 dân; Tổng số xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế là 140 xã đạt 80,9% vượt kế hoạch đề ra. Hoàn thành đúng tiến độ 04/04 nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh ủy; 12/13 nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động số 02/CTr-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ có 01 nhiệm vụ chưa thực hiện chuyển sang năm 2022 do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và chăm sóc đối bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,08%, thể nhẹ cân là 15,65% (giảm lần lượt 0,62% và 0,45% so với cùng kỳ năm 2020). Chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,23‰, tỷ số giới tính khi sinh là 111,8 trẻ nam/ 100 trẻ nữ. Bên cạnh đó, y tế cơ sở đã được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng hoạt động. Hiện nay đang thi công cải tạo, nâng cấp và mở rộng 40 trạm y tế, xây dựng mới 05 trạm y tế trong khuôn khổ dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở”. Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình triển khai mở rộng ra 75 xã (lũy tích 112 xã). 10 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (lũy tích 140 xã), vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,67%.
Hệ thống khám, chữa bệnh tiếp tục được đầu tư, phát triển, chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, hơn 100 kỹ thuật mới chuyên sâu được triển khai cả ở tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong năm 2021 đã thực hiện tiếp nhận chuyển giao 33 kỹ thuật. Trong đó tuyến tỉnh 25 kỹ thuật; tuyến huyện 08 kỹ thuật. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tại tuyến huyện số kỹ thuật được tiếp nhận mới chỉ đạt 57% so với kế hoạch giao.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú, ngoại trú lần lượt là 93,8% và 94,4%; hầu hết tại các đơn vị đều đạt trên 90%. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh trong toàn ngành, trong đó đã triển khai kết nối từ xa giữa các cơ sở y tế trong tỉnh với các bệnh viện Trung ương, hội chẩn từ xa qua Telehealth được thực hiện thường quy, từng bước hoàn thiện bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái.
67 năm qua, lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu” đã thấm sâu trong tâm trí những người thầy thuốc và trở thành phương châm hành động của các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân viên ngành y tế toàn tỉnh. Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, mỗi cán bộ, y bác sỹ, nhân viên trong ngành y tế ra sức thi đua phấn đấu, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân.