CTTĐT - Ngày 28/2, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Luyện tập tình huống cứu hộ, cứu nạn trên sông Hồng
Chỉ thị nêu rõ: Trước biến đổi khí hậu toàn cầu, dự báo tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ thiên tai, thảm họa vẫn luôn thường trực. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, trong năm 2022, thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, ngày càng cực đoan, khó lường theo chiều hướng nghiêm trọng hơn như: rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán... có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2022, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 379/QĐ- TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
2. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành khi có thay đổi nhân sự để đảm bảo kịp thời công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai năm 2021, xác định rõ những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn thật chi tiết, cụ thể, phù hợp với địa phương, cơ quan mình, đảm bảo thống nhất đồng bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với các vùng trọng điểm xung yếu; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai; rà soát, di dời dân cư ra khỏi các khu vực thiên tai nguy hiểm tránh xảy ra thiệt hại về người và tài sản. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, hồ đập, hệ thống tiêu thoát nước, khu hầm lò, khai thác mỏ, khu dân cư, khu vực ven sông, suối; đánh giá mức độ an toàn hồ đập. Ngăn chặn các hoạt động làm tăng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống, ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn và diễn tập về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai giúp cho cán bộ quản lý, nhân dân trên địa bàn nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai đạt hiệu quả.
- Rà soát, xây dựng kế hoạch thu, nộp quỹ và đẩy mạnh công tác thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai tại địa phương đảm bảo theo đúng quy định.
- Khi có thiên tai xảy ra phải tổ chức thống kê, kiểm kê, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; Nghị quyết số 66/2020/QĐ-HĐND ngày 16/12/2020 ban hành chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021- 2025 và Nghị quyết 60/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 ban hành quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái; Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 19/03/2019 của ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái; đề xuất nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ; báo cáo gửi về thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái; Sở Giao thông Vận tải; Sở Công Thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động Thương binh và xã hội; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và công nghệ; Công ty Điện lực Yên Bái. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
2997 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 28/2, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 trên địa bàn tỉnh.Chỉ thị nêu rõ: Trước biến đổi khí hậu toàn cầu, dự báo tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ thiên tai, thảm họa vẫn luôn thường trực. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, trong năm 2022, thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, ngày càng cực đoan, khó lường theo chiều hướng nghiêm trọng hơn như: rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán... có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2022, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 379/QĐ- TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
2. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành khi có thay đổi nhân sự để đảm bảo kịp thời công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai năm 2021, xác định rõ những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn thật chi tiết, cụ thể, phù hợp với địa phương, cơ quan mình, đảm bảo thống nhất đồng bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với các vùng trọng điểm xung yếu; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai; rà soát, di dời dân cư ra khỏi các khu vực thiên tai nguy hiểm tránh xảy ra thiệt hại về người và tài sản. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, hồ đập, hệ thống tiêu thoát nước, khu hầm lò, khai thác mỏ, khu dân cư, khu vực ven sông, suối; đánh giá mức độ an toàn hồ đập. Ngăn chặn các hoạt động làm tăng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống, ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn và diễn tập về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai giúp cho cán bộ quản lý, nhân dân trên địa bàn nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai đạt hiệu quả.
- Rà soát, xây dựng kế hoạch thu, nộp quỹ và đẩy mạnh công tác thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai tại địa phương đảm bảo theo đúng quy định.
- Khi có thiên tai xảy ra phải tổ chức thống kê, kiểm kê, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; Nghị quyết số 66/2020/QĐ-HĐND ngày 16/12/2020 ban hành chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021- 2025 và Nghị quyết 60/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 ban hành quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái; Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 19/03/2019 của ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái; đề xuất nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ; báo cáo gửi về thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái; Sở Giao thông Vận tải; Sở Công Thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động Thương binh và xã hội; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và công nghệ; Công ty Điện lực Yên Bái. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.