CTTĐT - Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ giảm sinh, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được duy trì; tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên được cải thiện rõ rệt. Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Truyền thông nâng cao kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên cho đồng bào dân tộc thiểu số
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đã có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến các địa phương nên sức khỏe sinh sản vị thành niên đã có những chuyển biến tích cực.
Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đến các đơn vị y tế trong ngành, đặc biệt là Bệnh viện Sản - Nhi đã chủ động xây dựng kế hoạch, hàng năm cụ thể hóa các mục tiêu đề ra, bám sát các chỉ tiêu kế hoạch giao đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị y tế trong ngành tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn thông qua các hình thức "Câu lạc bộ vị thành niên và thanh niên", cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là tăng cường truyền thông trong trường học, truyền thông tại cộng đồng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình hành động như: phối hợp với ngành Giáo dục tăng cường thông tin, kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện cho vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa trong trường học; duy trì hoạt động mô hình tư vấn tiền hôn nhân như sinh hoạt định kỳ gồm 22 câu lạc bộ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân ở cấp xã thuộc 7/9 huyện, thị xã, thành phố.
Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh, huyện về tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Các Hội, đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn có nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó thành lập và duy trì các câu lạc bộ cho vị thành niên, thanh niên "Câu lạc bộ kết nối mẹ và con gái"; "Câu lạc bộ giới", "Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên''... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi cho các em học sinh trong việc tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên nói riêng của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn và xuất hiện những thách thức mới cho quá trình phát triển bền vững. Đó là tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, tỷ số giới tính khi sinh cao, chất lượng dân số được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp; sự hiểu biết của người dân về sức khỏe sinh sản còn hạn chế và không đồng đều; tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, phá thai, có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên có chiều hướng gia tăng...
Chăm sóc giáo dục sinh sản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và giá trị của mỗi thanh thiếu niên khi các em bước vào đời. Nhằm hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai, cần có sự vào cuộc, quan tâm hơn nữa của các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đến công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên, nhằm tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, thanh niên.
Đẩy mạnh sự phối hợp với ngành giáo dục để tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên bằng các hình thức phong phú, đa dạng; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để quản lý, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các em đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tạo điều kiện thuận lợi cho các em có một môi trường tốt trong học tập và nâng cao sức khỏe.
1533 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ giảm sinh, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được duy trì; tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên được cải thiện rõ rệt. Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đã có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến các địa phương nên sức khỏe sinh sản vị thành niên đã có những chuyển biến tích cực.
Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đến các đơn vị y tế trong ngành, đặc biệt là Bệnh viện Sản - Nhi đã chủ động xây dựng kế hoạch, hàng năm cụ thể hóa các mục tiêu đề ra, bám sát các chỉ tiêu kế hoạch giao đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị y tế trong ngành tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn thông qua các hình thức "Câu lạc bộ vị thành niên và thanh niên", cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là tăng cường truyền thông trong trường học, truyền thông tại cộng đồng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình hành động như: phối hợp với ngành Giáo dục tăng cường thông tin, kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện cho vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa trong trường học; duy trì hoạt động mô hình tư vấn tiền hôn nhân như sinh hoạt định kỳ gồm 22 câu lạc bộ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân ở cấp xã thuộc 7/9 huyện, thị xã, thành phố.
Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh, huyện về tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Các Hội, đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn có nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó thành lập và duy trì các câu lạc bộ cho vị thành niên, thanh niên "Câu lạc bộ kết nối mẹ và con gái"; "Câu lạc bộ giới", "Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên''... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi cho các em học sinh trong việc tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên nói riêng của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn và xuất hiện những thách thức mới cho quá trình phát triển bền vững. Đó là tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, tỷ số giới tính khi sinh cao, chất lượng dân số được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp; sự hiểu biết của người dân về sức khỏe sinh sản còn hạn chế và không đồng đều; tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, phá thai, có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên có chiều hướng gia tăng...
Chăm sóc giáo dục sinh sản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và giá trị của mỗi thanh thiếu niên khi các em bước vào đời. Nhằm hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai, cần có sự vào cuộc, quan tâm hơn nữa của các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đến công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên, nhằm tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, thanh niên.
Đẩy mạnh sự phối hợp với ngành giáo dục để tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên bằng các hình thức phong phú, đa dạng; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để quản lý, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các em đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tạo điều kiện thuận lợi cho các em có một môi trường tốt trong học tập và nâng cao sức khỏe.