Chiều 4/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh chè; định hướng phát triển ngành chè theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị và thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Hội nghị
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo số liệu Cục Thống kê Yên Bái, năm 2021, diện tích chè trên địa bàn tỉnh 7.436 ha (giảm 2.220 ha so với năm 2016). Trong đó, diện tích chè cho sản phẩm là 6.989 ha, năng suất đạt 98,22 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 68.645 tấn; giá trị sản phẩm chè búp tươi ước đạt trên 300 tỷ đồng.
Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 52/115 cơ sở chế biến chè hoạt động; tổng sản lượng chè khô chế biến từ nguyên liệu sản xuất của tỉnh đạt khoảng 15.500 tấn; tổng giá trị sản xuất qua chế biến đạt khoảng 600 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 16 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP.
Năm 2022, ngành chè ổn định diện tích khoảng 7.400 ha; năng suất đạt 98 - 100 tạ/ha; sản lượng đạt 68.000 tấn; tập trung hỗ trợ, triển khai các dự án chuỗi liên kết giá trị chè tại các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, ngành chè đề ra một số biện pháp chủ yếu, trong đó tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu chè; hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi; tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người làm chè; rà soát đánh giá năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả; đồng thời tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất…
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đánh giá đúng thực trạng ngành chè từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm để chỉ ra những tồn tại, hạn chế của ngành chè; một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn cũng đã chia sẻ một số khó khăn trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại về chè. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất tỉnh Yên Bái triển khai một số giải pháp để hỗ trợ, tổ chức xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu để phát triển ngành chè.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước khẳng định, chè vẫn là cây trồng chủ lực có giá trị của tỉnh Yên Bái cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống hàng vạn người dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị ngành chè cần tổ chức lại sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết; siết chặt hoạt động của các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm chè; cải tạo nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu trong canh tác và thu hái hướng tới phát triển chè sạch.
Cùng với đó, đồng chí đề nghị các huyện, thị xã, thành phố quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường và đẩy mạnh số hóa trong nông nghiệp. Ngành nông nghiệp cần rà soát việc triển khai Nghị quyết 69, trong đó có phát triển cây chè; hướng dẫn doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ sản xuất chè…
1480 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiều 4/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh chè; định hướng phát triển ngành chè theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị và thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo số liệu Cục Thống kê Yên Bái, năm 2021, diện tích chè trên địa bàn tỉnh 7.436 ha (giảm 2.220 ha so với năm 2016). Trong đó, diện tích chè cho sản phẩm là 6.989 ha, năng suất đạt 98,22 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 68.645 tấn; giá trị sản phẩm chè búp tươi ước đạt trên 300 tỷ đồng.
Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 52/115 cơ sở chế biến chè hoạt động; tổng sản lượng chè khô chế biến từ nguyên liệu sản xuất của tỉnh đạt khoảng 15.500 tấn; tổng giá trị sản xuất qua chế biến đạt khoảng 600 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 16 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP.
Năm 2022, ngành chè ổn định diện tích khoảng 7.400 ha; năng suất đạt 98 - 100 tạ/ha; sản lượng đạt 68.000 tấn; tập trung hỗ trợ, triển khai các dự án chuỗi liên kết giá trị chè tại các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, ngành chè đề ra một số biện pháp chủ yếu, trong đó tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu chè; hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi; tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người làm chè; rà soát đánh giá năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả; đồng thời tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất…
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đánh giá đúng thực trạng ngành chè từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm để chỉ ra những tồn tại, hạn chế của ngành chè; một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn cũng đã chia sẻ một số khó khăn trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại về chè. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất tỉnh Yên Bái triển khai một số giải pháp để hỗ trợ, tổ chức xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu để phát triển ngành chè.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước khẳng định, chè vẫn là cây trồng chủ lực có giá trị của tỉnh Yên Bái cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống hàng vạn người dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị ngành chè cần tổ chức lại sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết; siết chặt hoạt động của các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm chè; cải tạo nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu trong canh tác và thu hái hướng tới phát triển chè sạch.
Cùng với đó, đồng chí đề nghị các huyện, thị xã, thành phố quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường và đẩy mạnh số hóa trong nông nghiệp. Ngành nông nghiệp cần rà soát việc triển khai Nghị quyết 69, trong đó có phát triển cây chè; hướng dẫn doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ sản xuất chè…