CTTĐT - Sáng 7/3/2022, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh và các đơn vị có liên quan về báo cáo tiến độ lập Quy hoạch tỉnh và từng nội dung chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu dự Hội nghị đã nghe đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương trình bày 4 chuyên đề của ngành Công thương bao gồm: Thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; thực trạng và phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250; thực trạng và phương án phát triển năng lượng, mạng lưới cấp điện, dự trữ cung ứng xăng dầu khí đốt tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực trạng và phương án phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ, phương án tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250.
Tại Hội nghị, các đại biểu các sở, ngành và địa phương đã tham gia ý kiến cho rằng cần bổ sung các yếu tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh; phân tích các yếu tố ngoài nước có tác động đến ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là ngành chế biến chế tạo của tỉnh Yên Bái; bổ sung thêm phần định hướng phát triển của một số ngành nghề; cùng với đó là chỉ rõ nguồn lực cho phát triển ngành nghề; làm rõ những ảnh hưởng của quy hoạch đến không gian phát triển của từng địa phương;… cập nhật số liệu mới trong quá trình lập quy hoạch.
Các đại biểu cũng đề nghị đơn vị tư vấn nêu rõ các giải pháp huy động và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành trong đó chú trọng giải pháp ngành công nghệ chế biến chế tạo; các quy hoạch ngành được lập phải đảm bảo kết nối với nhau tránh sự chống chéo với các quy hoạch khác. Đề nghị bổ sung những thông tin và ý kiến đóng góp của các địa phương vào nội dung quy hoạch về thực trạng mạng lưới quy hoạch, để mang tính thống nhất, cần có những viện dẫn, căn cứ thuyết phục về khoa học công nghệ nhất là quan điểm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá trong định hướng quy hoạch, đảm bảo tính khả thi…
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn trong xây dựng quy hoạch cần phải tiếp tục làm việc thật cụ thể với từng ngành và các địa phương trong lập quy hoạch. Việc lập quy hoạch ngành Công thương cần căn cứ thực trạng ngành, định hướng phát triển vùng, căn cứ Nghị quyết của Đảng bộ các huyện, căn cứ xu hướng phát triển ngành… Cùng với đó, trong đánh giá thực trạng của ngành, nghề phải gắn được với tiềm năng lợi thế để phát triển, từ đó chỉ ra được thực trạng, hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó.
Trong định hướng phát triển ngành, phải nêu được sự bứt phá, đột phá và những giải pháp để thực hiện, cụ thể hóa sự đột phá trong giai đoạn kế tiếp. Quy hoạch cần có tính định hướng của từng ngành, nghề cùng với cơ sở thực tế địa phương, tiềm năng và định hướng của ngành, phải đưa ra được quy mô cụ thể của từng ngành…
1328 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 7/3/2022, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh và các đơn vị có liên quan về báo cáo tiến độ lập Quy hoạch tỉnh và từng nội dung chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu dự Hội nghị đã nghe đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương trình bày 4 chuyên đề của ngành Công thương bao gồm: Thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; thực trạng và phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250; thực trạng và phương án phát triển năng lượng, mạng lưới cấp điện, dự trữ cung ứng xăng dầu khí đốt tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực trạng và phương án phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ, phương án tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250.
Tại Hội nghị, các đại biểu các sở, ngành và địa phương đã tham gia ý kiến cho rằng cần bổ sung các yếu tố tác động đến ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh; phân tích các yếu tố ngoài nước có tác động đến ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là ngành chế biến chế tạo của tỉnh Yên Bái; bổ sung thêm phần định hướng phát triển của một số ngành nghề; cùng với đó là chỉ rõ nguồn lực cho phát triển ngành nghề; làm rõ những ảnh hưởng của quy hoạch đến không gian phát triển của từng địa phương;… cập nhật số liệu mới trong quá trình lập quy hoạch.
Các đại biểu cũng đề nghị đơn vị tư vấn nêu rõ các giải pháp huy động và phân bổ vốn đầu tư cho các ngành trong đó chú trọng giải pháp ngành công nghệ chế biến chế tạo; các quy hoạch ngành được lập phải đảm bảo kết nối với nhau tránh sự chống chéo với các quy hoạch khác. Đề nghị bổ sung những thông tin và ý kiến đóng góp của các địa phương vào nội dung quy hoạch về thực trạng mạng lưới quy hoạch, để mang tính thống nhất, cần có những viện dẫn, căn cứ thuyết phục về khoa học công nghệ nhất là quan điểm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá trong định hướng quy hoạch, đảm bảo tính khả thi…
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn trong xây dựng quy hoạch cần phải tiếp tục làm việc thật cụ thể với từng ngành và các địa phương trong lập quy hoạch. Việc lập quy hoạch ngành Công thương cần căn cứ thực trạng ngành, định hướng phát triển vùng, căn cứ Nghị quyết của Đảng bộ các huyện, căn cứ xu hướng phát triển ngành… Cùng với đó, trong đánh giá thực trạng của ngành, nghề phải gắn được với tiềm năng lợi thế để phát triển, từ đó chỉ ra được thực trạng, hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó.
Trong định hướng phát triển ngành, phải nêu được sự bứt phá, đột phá và những giải pháp để thực hiện, cụ thể hóa sự đột phá trong giai đoạn kế tiếp. Quy hoạch cần có tính định hướng của từng ngành, nghề cùng với cơ sở thực tế địa phương, tiềm năng và định hướng của ngành, phải đưa ra được quy mô cụ thể của từng ngành…