CTTĐT - Chuyển đổi số là một quá trình và thực hiện chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Yên Bái giai đoạn hiện nay là cơ hội tốt đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành, mở đầu cho hướng đi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và từng bước tiệm cận với sự phát triển chung của các địa phương trong cả nước.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, sự quyết tâm, nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức trong toàn ngành, sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống giáo dục được củng cố, sắp xếp hợp lý; các chỉ số về chất lượng giáo dục vươn lên mức khá so với khu vực và mức trung bình so với cả nước. Tỉnh đã có học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc tế, nhiều học sinh đạt thủ khoa các trường đại học lớn trong nước. Cơ sở vật chất trường học được tích cực đầu tư theo hướng chuẩn hóa và từng bước hiện đại. Đội ngũ nhà giáo được quan tâm phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục được giữ vững, công tác giáo dục dân tộc, vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm, hướng tới nâng cao chất lượng và phát triển bền vững.
Toàn tỉnh hiện có 443 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với 6.908 lớp, 225.796 cháu mầm non, học sinh. Lực lượng lao động toàn ngành có 13.377 người, trong đó có 10.954 giáo viên các cấp học; ở các mức độ khác nhau, về cơ bản, đội ngũ giáo viên các cấp đã có nền tảng ứng dụng CNTT tương đối khá, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, việc nâng cao chất lượng đội ngũ qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, từng bước làm chủ công nghệ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được quan tâm. Đây là nền tảng quan trọng của Giáo dục Yên Bái trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số.
Về hạ tầng kỹ thuật, 100% cơ sở giáo dục đã được kết nối băng thông rộng; có máy tính, máy in; được trang bị các thiết bị hiện đại như bảng tương tác, máy chiếu, máy tính bảng; tỷ lệ máy tính có kết nối mạng internet đạt trên 80,6%. Đã đủ điều kiện để tổ chức dạy học môn Tin học cho 100% học sinh cấp THPT, 64,8% học sinh THCS và 12,5% học sinh cấp Tiểu học. Việc triển khai e-learning, khai thác kho học liệu số, ứng dụng các phần mềm, khai thác mạng đã được triển khai tích cực đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Đã đáp ứng cho 33,9% học sinh THCS, 97,1% học sinh THPT tham gia học trực tuyến.
Về đội ngũ, 100% giáo viên các cấp học có năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên Tin học đáp ứng đủ cho cấp THPT; hiện nay, tỉnh đang thực hiện tuyển dụng để triển khai dạy môn Tin học ở cấp THCS và cấp Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên; đội ngũ giáo viên chủ động, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng, tự đầu tư thiết bị phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
Trong công tác quản lý giáo dục, 100% các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng tốt các phần mềm quản lý trường học, phần mềm chuyên ngành, phần mềm quản lý văn bản, hệ thống thư công vụ... Là đơn vị sớm tổ chức khai thác các hệ thống họp trực tuyến với chất lượng cuộc họp được đảm bảo tốt (từ năm 2008 đến nay); năm 2021, do điều kiện phòng chống dịch, gần 60% các cuộc họp, hội nghị, tập huấn được thực hiện trực tuyến.
Trong hợp tác để phát triển CNTT, Sở GD&ĐT đã chủ động, tích cực hợp tác với các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị Viễn thông - CNTT trên địa bàn để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ giúp cho các cơ sở trường học, đội ngũ nhà giáo có điều kiện sớm tiếp cận với những ứng dụng mới, hiện đại. Đặc biệt, sự hợp tác của Viettel Yên Bái và VNPT Yên Bái, đây là những đối tác quan trọng tạo tiền đề phát triển CNTT trong ngành GD&ĐT Yên Bái. Kết quả của sự hợp tác đã giúp cho các cơ sở giáo dục được kết nối mạng Internet với những gói cước ưu đãi, miễn phí cho cơ sở trường học, cho giáo viên, nhất là chương trình Internet trường học của Viettel trong giai đoạn 2008-2014 và chương trình Internet tốc độ cao trong giai đoạn 2014-2017.
Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn tới, ngành GD&ĐT sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế, vướng mắc, như: Trang thiết bị hạ tầng công nghệ mặc dù đã được tích cực đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn lạc hậu và chưa đồng bộ; hệ thống phần mềm sử dụng ở các đơn vị còn riêng lẻ, độc lập, thiếu sự tương thích và kết nối đồng bộ. Các dịch vụ viễn thông ở các địa phương vùng khó chưa ổn định, khó tiếp cận đối với giáo viên và nhất là học sinh; tư duy và năng lực quản lý giáo dục, kỹ năng sử dụng công nghệ cần phải thay đổi; khi thực hiện chuyển đổi số có thể làm xuất hiện bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và học sinh có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau; học sinh khuyết tật, học sinh không được tiếp cận hạ tầng viễn thông tốt...
Ngành GD&ĐT Yên Bái xác định chuyển đổi số là tất yếu trong công cuộc cách mạng số 4.0 hiện nay, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục giúp cho việc áp dụng CNTT vào trong giảng dạy và học tập dễ dàng và thuận tiện hơn, phát huy được những sáng tạo, năng lực học tập hơn, từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó, ngành sẽ tập trung nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, đặc biệt là đổi mới nhận thức của người đứng đầu về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi... Cụ thể hóa, triển khai xây dựng kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn và từng năm ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, như: Hướng dẫn thử nghiệm các sản phẩm giáo dục số mới; phát triển các nền tảng số trong giáo dục; thuê dịch vụ cho các sản phẩm dịch vụ giáo dục số; định mức chi trả cho các dịch vụ CNTT trong các cơ sở giáo dục; các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu giáo dục; các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm trong ngành Giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm; hướng dẫn về xác thực điện tử trong ngành Giáo dục... các văn bản hướng dẫn thí điểm một số giải pháp CNTT và truyền thông hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại một số cấp học, bậc học và toàn ngành.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số: Phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có tính kế thừa giữa các cấp học, có tính liên thông giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu. Xây dựng và quản lý khai thác hệ thống học liệu số như: Sách giáo khoa, sách tham khảo điện tử, bài giảng điện tử, giáo án, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học.
Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Tăng cường bổ sung, thay thế trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản lý, trong dạy và học; xây dựng giáo dục thông minh; đầu tư phòng học trải nghiệm sáng tạo STEM, giáo dục trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Đô thị thông minh của tỉnh. Tích cực chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các phần mềm hiện có; khai thác toàn diện phần mềm Quản lý trường học ở các trường phổ thông. Tiếp tục khai thác tốt các hệ thống, phần mềm, giải pháp dạy học trực tuyến áp dụng trong triển khai dạy học. Chỉ đạo triển khai đưa vào sử dụng phần mềm Voffice ở 100% các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; phấn đấu 100% cán bộ quản lý sử dụng chữ ký điện tử; 100% văn bản trong toàn ngành được ban hành trên môi trường mạng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trường để triển khai các nội dung chuyển đổi số. Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về việc triển khai chuyển đổi số trong giáo dục; các chuyên đề ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy, học đảm bảo đội ngũ có đủ năng lực, trình độ để triển khai chuyển đổi số.
Thay đổi việc quản trị từ Sở đến các nhà trường, chỉ đạo việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường các môn học, bổ sung/ tích hợp nội dung chuyển đổi số, kiến thức mới về công nghệ để học sinh được tiếp cận: Internet vạn vật, robot thông minh, phương tiện tự hành, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ nano, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo,... đồng thời với đó là thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp.
Tập trung thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại 2 đơn vị trường THCS Quang Trung, THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, dự kiến hoàn thành, tổ chức sơ kết trong quý II đầu quý III/2022 để đánh giá, triển khai chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Với sự quan tâm, lãnh đạo của tỉnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các ngành, sự vào cuộc của các địa phương, cùng với các giải pháp đồng bộ gắn với thực hiện đề án Đô thị thông minh, những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới về chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đạt được, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
1183 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chuyển đổi số là một quá trình và thực hiện chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Yên Bái giai đoạn hiện nay là cơ hội tốt đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành, mở đầu cho hướng đi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và từng bước tiệm cận với sự phát triển chung của các địa phương trong cả nước.Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, sự quyết tâm, nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức trong toàn ngành, sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống giáo dục được củng cố, sắp xếp hợp lý; các chỉ số về chất lượng giáo dục vươn lên mức khá so với khu vực và mức trung bình so với cả nước. Tỉnh đã có học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc tế, nhiều học sinh đạt thủ khoa các trường đại học lớn trong nước. Cơ sở vật chất trường học được tích cực đầu tư theo hướng chuẩn hóa và từng bước hiện đại. Đội ngũ nhà giáo được quan tâm phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục được giữ vững, công tác giáo dục dân tộc, vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm, hướng tới nâng cao chất lượng và phát triển bền vững.
Toàn tỉnh hiện có 443 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với 6.908 lớp, 225.796 cháu mầm non, học sinh. Lực lượng lao động toàn ngành có 13.377 người, trong đó có 10.954 giáo viên các cấp học; ở các mức độ khác nhau, về cơ bản, đội ngũ giáo viên các cấp đã có nền tảng ứng dụng CNTT tương đối khá, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, việc nâng cao chất lượng đội ngũ qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, từng bước làm chủ công nghệ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được quan tâm. Đây là nền tảng quan trọng của Giáo dục Yên Bái trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số.
Về hạ tầng kỹ thuật, 100% cơ sở giáo dục đã được kết nối băng thông rộng; có máy tính, máy in; được trang bị các thiết bị hiện đại như bảng tương tác, máy chiếu, máy tính bảng; tỷ lệ máy tính có kết nối mạng internet đạt trên 80,6%. Đã đủ điều kiện để tổ chức dạy học môn Tin học cho 100% học sinh cấp THPT, 64,8% học sinh THCS và 12,5% học sinh cấp Tiểu học. Việc triển khai e-learning, khai thác kho học liệu số, ứng dụng các phần mềm, khai thác mạng đã được triển khai tích cực đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Đã đáp ứng cho 33,9% học sinh THCS, 97,1% học sinh THPT tham gia học trực tuyến.
Về đội ngũ, 100% giáo viên các cấp học có năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên Tin học đáp ứng đủ cho cấp THPT; hiện nay, tỉnh đang thực hiện tuyển dụng để triển khai dạy môn Tin học ở cấp THCS và cấp Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên; đội ngũ giáo viên chủ động, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng, tự đầu tư thiết bị phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
Trong công tác quản lý giáo dục, 100% các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng tốt các phần mềm quản lý trường học, phần mềm chuyên ngành, phần mềm quản lý văn bản, hệ thống thư công vụ... Là đơn vị sớm tổ chức khai thác các hệ thống họp trực tuyến với chất lượng cuộc họp được đảm bảo tốt (từ năm 2008 đến nay); năm 2021, do điều kiện phòng chống dịch, gần 60% các cuộc họp, hội nghị, tập huấn được thực hiện trực tuyến.
Trong hợp tác để phát triển CNTT, Sở GD&ĐT đã chủ động, tích cực hợp tác với các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị Viễn thông - CNTT trên địa bàn để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ giúp cho các cơ sở trường học, đội ngũ nhà giáo có điều kiện sớm tiếp cận với những ứng dụng mới, hiện đại. Đặc biệt, sự hợp tác của Viettel Yên Bái và VNPT Yên Bái, đây là những đối tác quan trọng tạo tiền đề phát triển CNTT trong ngành GD&ĐT Yên Bái. Kết quả của sự hợp tác đã giúp cho các cơ sở giáo dục được kết nối mạng Internet với những gói cước ưu đãi, miễn phí cho cơ sở trường học, cho giáo viên, nhất là chương trình Internet trường học của Viettel trong giai đoạn 2008-2014 và chương trình Internet tốc độ cao trong giai đoạn 2014-2017.
Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn tới, ngành GD&ĐT sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế, vướng mắc, như: Trang thiết bị hạ tầng công nghệ mặc dù đã được tích cực đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn lạc hậu và chưa đồng bộ; hệ thống phần mềm sử dụng ở các đơn vị còn riêng lẻ, độc lập, thiếu sự tương thích và kết nối đồng bộ. Các dịch vụ viễn thông ở các địa phương vùng khó chưa ổn định, khó tiếp cận đối với giáo viên và nhất là học sinh; tư duy và năng lực quản lý giáo dục, kỹ năng sử dụng công nghệ cần phải thay đổi; khi thực hiện chuyển đổi số có thể làm xuất hiện bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và học sinh có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau; học sinh khuyết tật, học sinh không được tiếp cận hạ tầng viễn thông tốt...
Ngành GD&ĐT Yên Bái xác định chuyển đổi số là tất yếu trong công cuộc cách mạng số 4.0 hiện nay, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục giúp cho việc áp dụng CNTT vào trong giảng dạy và học tập dễ dàng và thuận tiện hơn, phát huy được những sáng tạo, năng lực học tập hơn, từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó, ngành sẽ tập trung nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, đặc biệt là đổi mới nhận thức của người đứng đầu về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi... Cụ thể hóa, triển khai xây dựng kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn và từng năm ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, như: Hướng dẫn thử nghiệm các sản phẩm giáo dục số mới; phát triển các nền tảng số trong giáo dục; thuê dịch vụ cho các sản phẩm dịch vụ giáo dục số; định mức chi trả cho các dịch vụ CNTT trong các cơ sở giáo dục; các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu giáo dục; các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm trong ngành Giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm; hướng dẫn về xác thực điện tử trong ngành Giáo dục... các văn bản hướng dẫn thí điểm một số giải pháp CNTT và truyền thông hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại một số cấp học, bậc học và toàn ngành.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số: Phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có tính kế thừa giữa các cấp học, có tính liên thông giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu. Xây dựng và quản lý khai thác hệ thống học liệu số như: Sách giáo khoa, sách tham khảo điện tử, bài giảng điện tử, giáo án, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học.
Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Tăng cường bổ sung, thay thế trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản lý, trong dạy và học; xây dựng giáo dục thông minh; đầu tư phòng học trải nghiệm sáng tạo STEM, giáo dục trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Đô thị thông minh của tỉnh. Tích cực chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các phần mềm hiện có; khai thác toàn diện phần mềm Quản lý trường học ở các trường phổ thông. Tiếp tục khai thác tốt các hệ thống, phần mềm, giải pháp dạy học trực tuyến áp dụng trong triển khai dạy học. Chỉ đạo triển khai đưa vào sử dụng phần mềm Voffice ở 100% các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; phấn đấu 100% cán bộ quản lý sử dụng chữ ký điện tử; 100% văn bản trong toàn ngành được ban hành trên môi trường mạng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trường để triển khai các nội dung chuyển đổi số. Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về việc triển khai chuyển đổi số trong giáo dục; các chuyên đề ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy, học đảm bảo đội ngũ có đủ năng lực, trình độ để triển khai chuyển đổi số.
Thay đổi việc quản trị từ Sở đến các nhà trường, chỉ đạo việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường các môn học, bổ sung/ tích hợp nội dung chuyển đổi số, kiến thức mới về công nghệ để học sinh được tiếp cận: Internet vạn vật, robot thông minh, phương tiện tự hành, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ nano, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo,... đồng thời với đó là thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp.
Tập trung thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại 2 đơn vị trường THCS Quang Trung, THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, dự kiến hoàn thành, tổ chức sơ kết trong quý II đầu quý III/2022 để đánh giá, triển khai chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Với sự quan tâm, lãnh đạo của tỉnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các ngành, sự vào cuộc của các địa phương, cùng với các giải pháp đồng bộ gắn với thực hiện đề án Đô thị thông minh, những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới về chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đạt được, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.