CTTĐT - Xác định rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện trên tất cả các ngành, lĩnh vực cụ thể.
Người dân thực hiện mua bán rau, củ tại chợ Minh Tân bằng hình thức thanh toán không dung tiền mặt
Bám sát chương trình hành động số 12 ngày 1/3/2021 của Thành ủy Yên Bái về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số; xã hội số, phường Nguyễn Phúc đã tiến hành rà soát đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp triển khai thực hiện. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về quan điểm, chủ trương và vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, lộ trình xây dựng, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Bà Phùng Thị Thanh Vân - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc cho biết: “Phường đã tích cực hướng dẫn người dân tham gia cổng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính. Trong quý I/2022, phường đã tiếp nhận xử lý 247 hồ sơ trên môi trường mạng; hướng dẫn công dân tạo 70 tài khoản trên dịch vụ công quốc gia, đạt 175% kế hoạch. Các doanh nghiệp, cơ cở chữa bệnh, trường học trên địa bàn đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và dạy học trực tuyến; ứng dụng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”.
Đối với phường Nguyễn Thái Học - một phường trung tâm của thành phố, ngay khi được thành phố Yên Bái chỉ đạo triển khai thí điểm về công tác chuyển đổi số, phường đã tập trung đưa ra các giải pháp triển khai cụ thể. Đến nay, phường đã phối hợp Ngân hàng VietinBank cấp 1.000 tài khoản và app VietinBank cho các cá nhân trên địa bàn phường. 70% cá nhân đã có tài khoản ngân hàng khác nhưng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được cài đặt app VietinBank. 70% các cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn phường được in, trang bị đầy đủ mã QR code được kích hoạt để thực hiện giao dịch. 95% các địa điểm kinh doanh được trang bị thiết bị phát wifi để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các trường học trên địa bàn thực hiện thanh toán học phí bằng hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt... Về việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn, bà Tạ Ngọc Hoa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, vận động theo từng nhóm hộ, tiếp tục thực hiện thu phí không dùng tiền mặt tại Bộ phận phục vụ hành chính công, tiến tới chúng tôi sẽ triển khai ở tất cả các dịch vụ công như thu phí chợ; tiếp tục tuyên truyền, thành lập tổ công nghệ phối hợp với ngân hàng xuống các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã tích cực khuyến khích đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tiên phong đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế hội nhập. Hiện nay, qua thống kê có khoảng gần 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ kinh doanh trực tuyến, bán hàng online tăng khoảng 220% so với năm 2020. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chú trọng đưa các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của thành phố lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn... Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn đã tích cực chủ động tham gia triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Bà Đào Thị Thiệp - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Yên Bái cho hay: “Để triển khai hiệu qua Đề án chuyển đổi số trên địa bàn thành phố, những doanh nhân, doanh nghiệp chúng tôi đã chủ động thực hiện khá hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong hơn 2 năm qua do tác động của dịch bệnh Covid-19 những ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh được tăng cường. Tuy nhiên, tới đây chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành tổ chức các chương trình đào tào, tập huấn để đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp và kể cả người lao động tại các doanh nghiệp được nâng cao kỹ năng trong chuyển đổi số. Qua đó, nhằm thích ứng với công tác chuyển đổi số, hòa nhập tốt với xu thế chung của toàn xã hội, nâng cao chất lượng phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm.
Cùng với tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy; Chương trình hành động của Thành ủy sâu rộng trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, thành phố Yên Bái đã rà soát, củng cố, nâng cấp hạ tầng, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng nền tảng phục vụ công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản điện tử V-Office trong triển khai và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của thành phố. Rà soát và đề nghị cấp bổ sung 510 tài khoản hòm thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, đơn vị, xã, phường trên địa bàn. 15/15 xã, phường kết nối mạng Internet và thường xuyên được nâng cấp đường truyền băng thông rộng đáp ứng được các điều kiện để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của Đề án chính quyền điện tử. Thành phố Yên Bái đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nền tảng ứng dụng chuyển đổi số của ngành y tế ứng dụng PC Covid-19, Sổ sức khỏe điện tử, quản lý, theo dõi F0 tại nhà...), các nền tảng dạy học, họp trực tuyến (Zoom, Google Meet,…). khai thác hiệu quả kệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; trong lĩnh vực tài nguyên môi trường... Đặc biệt trong năm 2021, thành phố Yên Bái đã phối hợp với VNPT đưa Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố vào hoạt động. Đến nay có 11 phân hệ dịch vụ đã được bổ sung, cập nhật số liệu theo từng lĩnh vực như phân hệ giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; phân hệ giám sát, điều hành dịch vụ hành chính công; phân hệ giám sát ứng dụng di chuyển, cách ly Covid-19; phân hệ Camera giám sát, giao thông tích hợp AI; phân hệ dữ liệu điều hành về nhân lực, các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số chuyển đổi số của thành phố… Qua đó đã góp phần nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái thông tin: Thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số; phát triển nền kinh tế số thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, xây dựng xã hội số trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng thí điểm các mô hình cơ quan chuyển đổi số, xã, phường chuyển đổi số, trường học chuyển đổi số để nhân rộng trên toàn thành phố. Phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời tăng cường phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố. Thành phố Yên Bái đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thẻ công chức, viên chức điện tử, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố được quản lý bằng Thẻ công chức, viên chức điện tử; tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 đạt 39%; 90% doanh nghiệp, 50% hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử.
1273 lượt xem
CTV: Lê Hương- Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện trên tất cả các ngành, lĩnh vực cụ thể.Bám sát chương trình hành động số 12 ngày 1/3/2021 của Thành ủy Yên Bái về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số; xã hội số, phường Nguyễn Phúc đã tiến hành rà soát đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp triển khai thực hiện. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về quan điểm, chủ trương và vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, lộ trình xây dựng, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Bà Phùng Thị Thanh Vân - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc cho biết: “Phường đã tích cực hướng dẫn người dân tham gia cổng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính. Trong quý I/2022, phường đã tiếp nhận xử lý 247 hồ sơ trên môi trường mạng; hướng dẫn công dân tạo 70 tài khoản trên dịch vụ công quốc gia, đạt 175% kế hoạch. Các doanh nghiệp, cơ cở chữa bệnh, trường học trên địa bàn đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và dạy học trực tuyến; ứng dụng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”.
Đối với phường Nguyễn Thái Học - một phường trung tâm của thành phố, ngay khi được thành phố Yên Bái chỉ đạo triển khai thí điểm về công tác chuyển đổi số, phường đã tập trung đưa ra các giải pháp triển khai cụ thể. Đến nay, phường đã phối hợp Ngân hàng VietinBank cấp 1.000 tài khoản và app VietinBank cho các cá nhân trên địa bàn phường. 70% cá nhân đã có tài khoản ngân hàng khác nhưng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được cài đặt app VietinBank. 70% các cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn phường được in, trang bị đầy đủ mã QR code được kích hoạt để thực hiện giao dịch. 95% các địa điểm kinh doanh được trang bị thiết bị phát wifi để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các trường học trên địa bàn thực hiện thanh toán học phí bằng hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt... Về việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn, bà Tạ Ngọc Hoa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, vận động theo từng nhóm hộ, tiếp tục thực hiện thu phí không dùng tiền mặt tại Bộ phận phục vụ hành chính công, tiến tới chúng tôi sẽ triển khai ở tất cả các dịch vụ công như thu phí chợ; tiếp tục tuyên truyền, thành lập tổ công nghệ phối hợp với ngân hàng xuống các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong chuyển đổi số, thành phố Yên Bái đã tích cực khuyến khích đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tiên phong đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế hội nhập. Hiện nay, qua thống kê có khoảng gần 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ kinh doanh trực tuyến, bán hàng online tăng khoảng 220% so với năm 2020. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chú trọng đưa các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của thành phố lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn... Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn đã tích cực chủ động tham gia triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Bà Đào Thị Thiệp - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Yên Bái cho hay: “Để triển khai hiệu qua Đề án chuyển đổi số trên địa bàn thành phố, những doanh nhân, doanh nghiệp chúng tôi đã chủ động thực hiện khá hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong hơn 2 năm qua do tác động của dịch bệnh Covid-19 những ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh được tăng cường. Tuy nhiên, tới đây chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành tổ chức các chương trình đào tào, tập huấn để đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp và kể cả người lao động tại các doanh nghiệp được nâng cao kỹ năng trong chuyển đổi số. Qua đó, nhằm thích ứng với công tác chuyển đổi số, hòa nhập tốt với xu thế chung của toàn xã hội, nâng cao chất lượng phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm.
Cùng với tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy; Chương trình hành động của Thành ủy sâu rộng trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, thành phố Yên Bái đã rà soát, củng cố, nâng cấp hạ tầng, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng nền tảng phục vụ công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản điện tử V-Office trong triển khai và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của thành phố. Rà soát và đề nghị cấp bổ sung 510 tài khoản hòm thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, đơn vị, xã, phường trên địa bàn. 15/15 xã, phường kết nối mạng Internet và thường xuyên được nâng cấp đường truyền băng thông rộng đáp ứng được các điều kiện để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của Đề án chính quyền điện tử. Thành phố Yên Bái đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nền tảng ứng dụng chuyển đổi số của ngành y tế ứng dụng PC Covid-19, Sổ sức khỏe điện tử, quản lý, theo dõi F0 tại nhà...), các nền tảng dạy học, họp trực tuyến (Zoom, Google Meet,…). khai thác hiệu quả kệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; trong lĩnh vực tài nguyên môi trường... Đặc biệt trong năm 2021, thành phố Yên Bái đã phối hợp với VNPT đưa Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố vào hoạt động. Đến nay có 11 phân hệ dịch vụ đã được bổ sung, cập nhật số liệu theo từng lĩnh vực như phân hệ giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; phân hệ giám sát, điều hành dịch vụ hành chính công; phân hệ giám sát ứng dụng di chuyển, cách ly Covid-19; phân hệ Camera giám sát, giao thông tích hợp AI; phân hệ dữ liệu điều hành về nhân lực, các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số chuyển đổi số của thành phố… Qua đó đã góp phần nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái thông tin: Thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số; phát triển nền kinh tế số thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, xây dựng xã hội số trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng thí điểm các mô hình cơ quan chuyển đổi số, xã, phường chuyển đổi số, trường học chuyển đổi số để nhân rộng trên toàn thành phố. Phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời tăng cường phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố. Thành phố Yên Bái đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thẻ công chức, viên chức điện tử, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố được quản lý bằng Thẻ công chức, viên chức điện tử; tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 đạt 39%; 90% doanh nghiệp, 50% hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử.